Safeguard C Detail

Nội dung với Safeguard C C2.1 times .


Trong bối cảnh REDD+, thuật ngữ tri thức của các dân tộc thiểu số và thành viên các cộng đồng địa phương được xác định ở Việt Nam giống như khái niệm “tri thức truyền thống/bản địa” theo điều 8 của Công ước về Đa dạng sinh học[1], được Việt Nam phê chuẩn, bao gồm “tri thức, sáng kiến và các phong tục … được phát triển qua những kinh nghiệm của cộng đồng qua nhiều thế kỷ để phù hợp với nhu cầu, văn hóa và môi trường địa phương và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.[2]

Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được đệ trình lên Công ước Đa dạng sinh học năm 2015 và bao gồm các hoạt động để thiết lập cơ chế quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích, bảo vệ và tri thức truyền thống về nguồn gen.[3]

 

[1] https://www.cbd.int/traditional.
[2] Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học (2011), Thông tin chi tiết về Tri thức Truyền thống, https://www.cbd.int/abs/infokit/revised/web/factsheet-tk-en.pdf.
[3] MONRE (2015) Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, https://www.cbd.int/doc/world/vn/vn-nbsap-v3-en.pdf

 


Báo cáo quốc gia lần thứ 5 về Công ước Đa dạng Sinh học giai đoạn 2009-2013 [1] báo cáo nỗ lực bảo tồn tri thức bản địa, đổi mới và thực hành và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích từ nguồn gen:

  • Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Dược Liệu, Trường Đại học Dược, Viện Khoa học xã hội...nhiều năm nay đã tiến hành nghiên cứu về thực vật học dân tộc nhằm điều tra, đánh giá, bảo tồn và phát triển tri thức truyền thống của các dân tộc miền núi trong bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là đã thu thập hàng trăm cây thuốc và bài thuốc gia truyền của đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Tày, H'Mông ở vùng núi Việt Nam.
  • Một số tập quán rất tích cực như bảo vệ các khu rừng thiêng, vực nước thiêng (nơi cư trú, sinh sản của nhiều loài động, thực vật hoang dã và cá) của đồng bào dân tộc được các cấp chính quyền duy trì và phát triển. Một số lễ hội dân gian như Cầu ngư của cộng đồng ngư dân ven biển cũng được tiến hành hàng năm.
  • Kế hoạch hành động và chiến lược đa dạng sinh học quốc gia trước đây bao gồm các nỗ lực để đảm bảo quyền và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý các khu bảo tồn. Các chiến lược và dự án phát triển ngành của chính phủ cũng đã công nhận tầm quan trọng của việc chia sẻ lợi ích công bằng từ các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái.Trong các Chương trình 327 và 661, người dân đã được giao đất, giao rừng, giao mặt nước để quản lý và khai thác sử dụng cho sản xuất. 

Báo cáo về các mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013, liên quan đến Sử dụng bền vững và chia sẻ hợp lý lợi ích từ HST, loài, nguồn gen được trình bày dưới đây:

Chỉ tiêu

 Cơ quan giám sát, đánh giá

2010 2015 2020

Phương pháp đánh giá

Tỷ lệ diện tích HST quan trọng đã bị suy thoái được phục hồi

Bộ NN&PTNT

(chưa có dữ liệu nền)

---

Tăng ít nhất 15% so với 2010

Thống kê báo cáo

Số loài hoang dã có giá trị được nghiên cứu nhân nuôi

Bộ NN&PTNT ---

Tăng 15% so với năm 2010

Tăng 30% so với năm 2010

Thống kê báo cáo

Tỷ lệ KBT áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích

Bộ NN&PTNT

10 KBT

Tăng 10%

Tăng 50%

---


[1] Bộ TN&MT (2014) Báo cáo quốc gia lần thứ năm của Việt Nam về Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học. Giai đoạn báo cáo: 2009-2013. https://www.cbd.int/doc/world/vn/vn-nr-05-en.pdf