Safeguard C Detail

Nội dung với Safeguard C C1.1 times .


Do điều kiện lịch sử của đất nước, thuật ngữ “người dân bản địa” không được sử dụng ở Việt Nam. Trong bối cảnh của nguyên tắc đảm bảo an toàn (c), Việt Nam sử dụng khái niệm "dân tộc thiểu số" thay cho "dân tộc bản địa".

Việt Nam là một quốc gia thống nhất với các nhóm dân tộc khác nhau[1]. Một nhóm dân tộc đa số ở Việt Nam được định nghĩa là “một nhóm dân tộc với dân số chiếm hơn 50% tổng dân số của cả nước theo khảo sát dân số quốc gia,” và một nhóm dân tộc thiểu số được định nghĩa là “một nhóm dân tộc với dân số nhỏ hơn dân số của nhóm dân tộc đa số trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”[2]Các nhóm dân tộc thiểu số này bao gồm các nhóm “rất ít dân”, được định nghĩa là “các nhóm dân tộc với dân số nhỏ hơn 10,000 người.[3]” Nhóm dân tộc đa số, người Kinh, chiếm hơn 86% dân số, trong khi 53 nhóm dân tộc chiếm 14% dân số cả nước. Các nhóm dân tộc thiểu số được phân bố khắp cả nước, chủ yếu ở các vùng núi cao. Ở Việt Nam, không có các khu vực “dành riêng cho người dân tộc”, hay các khu vực có thể được xem như là “lãnh thổ của người bản địa” như ở các nơi khác trên thế giới[4].

Việt Nam định nghĩa thành viên của các cộng đồng địa phương là các hộ dân và cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc các đơn vị tương đương, thường có những truyền thống và tập quán chung, và/hoặc cùng tổ tiên[5]. Các cộng đồng địa phương tại Việt Nam có thể bao gồm các hộ gia đình và cá nhân từ các nhóm dân tộc đa số hoặc các nhóm dân tộc thiểu số.

 

[1] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 5.
[2] Nghị định của Chính phủ số 05/2011 / NĐ-CP, Điều 4 (2,3).
[3] Nghị định của Chính phủ số 05/2011 / NĐ-CP, Điều 4 (6).
[4] Báo cáo định kỳ của Việt Nam cho Ủy ban Quốc tế về Xoá bỏ Phân biệt chủng tộc (2011), trg.4.
[5] Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Điều 3 (13); Luật Đất đai (2013), Điều 5 (3); Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 2 (24).


Phần sau đây cung cấp thông tin theo bối cảnh, thể hiện sự phân bố của người dân tộc thiểu số trên khắp các tỉnh và khu vực đô thị của Việt Nam. Bao gồm tổng số người dân tộc thiểu số cũng như tỷ lệ sống trong khu vực dân tộc thiểu số. Tỉnh Sơn La có số lượng người dân tộc thiểu số cao nhất trong năm 2015, với tổng số 1.006.312 người.

 

Số lượng người dân tộc thiểu số tại các tỉnh của Việt Nam, 2015[1]

Tỉnh

Tổng số người dân tộc thiểu số

Tổng số người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc

Tỷ lệ phần trăm người dân tộc thiểu số sống ở vùng dân tộc

Cả nước (63 tỉnh thành)

13,386,330

11,959,384

89.34

Các tỉnh có rừng/khu vực thành thị

Hà Giang

709663

691336

97.42

Cao Bằng

486318

486318

100

Bắc Kạn

2764

2764

100

Tuyên Quang

433832

401843

92.63

Lào Cai

447473

425561

95.1

Điện Biên

461359

449202

97.36

Lai Châu

358879

358879

100

Sơn La

1006312

979295

97.32

Yên Bái

445858

420273

94.26

Hoà Bình

625496

60004

95.93

Thái Nguyên

339036

268013

79.05

Lạng Sơn

641224

626472

97.7

Bắc Giang

22299

19101

85.66

Phú Thọ

234014

214803

91.79

Hà Nội

92223

44708

48.48

Quảng Ninh

148127

119434

80.63

Vĩnh Phúc

4973

41094

82.63

Ninh Bình

26015

21151

81.3

Thanh Hoá

653309

618359

94.65

Nghệ An

465709

443949

95.33

Hà Tỉnh

2586

1119

43.27

Quảng Bình

23534

21739

92.37

Quảng Trị

82497

79462

96.32

Thừa Thiên Huế

52599

48307

91.84

Quảng Nam

133472

125317

93.89

Quảng Ngãi

178876

174223

97.4

Bình Định

40707

35892

88.17

Phú Yên

57063

54229

95.03

Khánh Hoà

68779

60426

87.86

Ninh Thuận

137629

133556

97.04

Bình Thuận

89906

75927

84.45

Kon Tum

272152

257104

94.47

Gia Lai

650816

625981

96.18

Đắk Lắk

636491

588046

92.39

Đắk Nông

170363

153584

90.15

Lâm Đồng

318085

280147

88.07

Bình Phước

178551

149712

83.85

Tây Ninh

16382

1006

61.41

Bình Dương

61492

6436

10.47

Đồng Nai

179045

103366

57.73

Bà Rịa - Vũng Tàu

24712

9036

36.57

Hồ Chí Minh

450124

188084

41.78

Trà Vinh

334924

301743

90.09

An Giang

112575

90919

80.76

Kiên Giang

240011

163507

68.12

Hậu Giang

28948

15063

52.03

Sóc Trãng

472428

432002

91.44

Bạc Liêu

91634

58078

63.38

Cà Mau

40425

10061

24.89

Các tỉnh không có rừng/khu vực thành thị

Vĩnh Long

27108

15753

58.11

Cần Thơ

37062

12365

33.36

 

[1] Ủy ban Dân tộc. 2016. Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015. http://cema.gov.vn/ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kt-xh-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm