Safeguard F Detail

Nội dung với đánh dấu (tag) address times .


Thuật ngữ “đảo nghịch” được dùng trong nguyên tắc đảm bảo an toàn này là đặc thù trong bối cảnh thực hiện REDD+. Việt Nam sử dụng định nghĩa “đảo nghịch” là:

  1. Khả năng lượng giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, đạt được thông qua việc thực hiện các chính sách và giải pháp trong REDD+ sẽ tăng lên trong tương lai; hoặc
  2. Khả năng khí nhà kính đã thoát ra khỏi khí quyển, thông qua việc thực hiện các chính sách và giải pháp REDD+, bị phát thải trở lại vào trong khí quyển trong tương lai.

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của sự  đảo nghịch, có thể là do con người (khai thác trái phép) và tự nhiên (cháy rừng hoặc dịch hại).


Việt Nam đã thực hiện nhiều cam kết chính trị để giải quyết nạn phá rừng và tăng độ che phủ rừng, coi đây là một biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam để giải quyết biến đổi khí hậu[1] cam kết tăng độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2030, và Chương trình quốc gia về REDD+ (NRAP)[2]  cũng phản ánh mục tiêu này.

Luật Đất đai (2013) đưa ra các điều kiện và tiêu chí cho việc thay đổi mục đích sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất nông nghiệp (bao gồm các phân loại đất rừng khác) phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với những diện tích lớn hơn 20 ha và quyết định của Hội đồng Nhân dân đối với các diện tích nhỏ hơn 20 ha[3].

Luật Lâm nghiệp (2017) quy định quy hoạch lâm nghiệp phải được có tầm nhìn 30 đến 50 năm. Những thay đổi về mục đích sử dụng rừng phải tuân theo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch sử  dụng đất, được phê duyệt bởi cơ quan quản lý, phải có dự án liên quan và nguồn đầu tư đã được phê duyệt, và phải có kế hoạch để trồng bồi hoàn[4].

Luật Lâm nghiệp (2017) cũng nghiêm cấm một cách rõ rang việc chuyển đổi rừng tự nhiên (trừ trường hợp các dự án quan trọng cấp quốc gia, các dự án an ninh quốc phòng, và các dự án đặc biệt khác được chính phủ phê duyệt)[5]. Bên cạnh đó, các dự án đề nghị thay đổi mục đích sử dụng đất/rừng phải trải qua quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường – điều này sẽ làm rõ yêu cầu cấp phê duyệt cho một dự án theo mức độ diện tích và loại rừng bị chuyển đổi[6]. Những quy định kiểm soát chặt chẽ này sẽ đóng góp cho việc giải quyết rủi ro tăng phát thải.

Quốc hội đưa ra các quyết định về chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất phi lâm nghiệp với diện tích lớn hơn 50 ha và phê duyệt việc thay đổi về phân loại rừng trên cơ sở đề xuất của Bộ NN&PTNT.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đưa ra các quyết định về chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất phi lâm nghiệp đến 20 ha đối với rừng đặc dụng và đến 50 ha đối với rừng sản xuất. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng điều phối các khảo sát về rừng trong phạm vi tỉnh mình.

Bộ NN&PTNT đưa ra các đề xuất về thay đổi phân loại rừng. Bộ NN &PTNT chỉ đạo việc điều phối hoạt động điều tra – kiểm kê rừng và chỉ đạo việc thành lập Hệ thống giám sát rừng quốc gia. Các Sở NN &PTNT, Chi cục Kiểm lâm báo cáo về hiện trạng rừng - một bộ phận Hệ thống giám sát rừng cấp tỉnh.

Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng các hướng dẫn đối với đánh giá tác động môi trường xã hội và có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các dự án quốc gia và liên tỉnh. Sở TN-MT có trách nhiệm thẩm định/phê duyệt đánh giá tác động môi trường xã hội trong phạm vi địa phương mình.

 

[1] Quyết định số 2053/2016 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[2] NRP 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + giai đoạn 2017 - 2020
[3] Luật Đất đai (2013), Điều 57 và 58.
[4] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), các Điều 9 và 19-20.
[5] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019). Điều 14
[6] Nghị định 18/2015 / ND-CP của Chính phủ; Thông tư số 27/2015 / BTNMT của Bộ TN & MT.


Các hành động nhằm giải quyết rủi ro đảo nghịch ở Việt Nam bao gồm:

  • Phân tích các rủi ro đảo nghịch;
  • Lựa chọn và thiết kế các chính sách, giải pháp REDD+ có tính đến các rủi ro đảo nghịch; điều này có thể liên quan đến việc xem xét tính bền vững tài chính và sinh thái lâu dài của các chính sách, giải pháp theo kế hoạch, khung pháp lý và những thay đổi tiềm tàng về điều kiện môi trường và các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng.
  • Thiết kế Hệ thống giám sát rừng Quốc gia (NFMS) để phát hiện và cung cấp thông tin về rủi ro đảo nghịch;