Safeguard E Detail

Nội dung với Safeguard E E5 times .


Khung chính sách và pháp lý của Việt Nam, trong đó có Chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006-2020)[2], Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020), Chương trình mục tiêu về phát triển lâm nghiệp bền vững (2016 -2020)[3], và Chương rình mực tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo (2016-2020)[4], đều nhấn mạnh đóng góp của ngành lâm nghiệp cho phát triển kinh tế, xoá đói giảm ngèo và bảo vệ môi trường.

Luật Lâm nghiệp (2017) yêu cầu “đảm bảo quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị văn hoá, lịch sử của rừng; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân”[5].

 

[1] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 10
[2] Quy hoạch tổng thể ngành lâm nghiệp quốc gia (2011-2020)

[3] Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển rừng bền vững (2017-2020)

[4] Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo (2016-2020)

[5] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 10


Chương trình quốc gia về REDD+ (NRAP) bao gồm một số chính sách và giải pháp (PaM) nhằm mục tiêu nâng cao lợi ích môi trường và xã hội, bao gồm: hỗ trợ các quá trình lập kế hoạch tích hợp hướng tới đạt được mục tiêu che phủ rừng quốc gia; khuyến khích sự tham gia của công chúng trong công tác đánh giá tác động môi trường và xã hội để cải thiện quyết sách sử dụng đất (tăng cường các lợi ích và giảm thiểu rủi ro về môi trường và xã hội); hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững cho các mặt hàng chính; thúc đẩy giao đất rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng và sinh kế bền vững cho những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; thúc đấy lâm nghiệp bền vững, phát triển các phương pháp tính toán Tổng giá trị kinh tế (TEV) của rừng và sử dụng số liệu này cho các quyết sách về sử dụng đất trong tương lai.

Các lợi ích chung về môi trường và xã hội của các Chính sách và Giải pháp trong Chương trình quốc gia về REDD+ đã được đánh giá, đồng thời việc cải thiện các lợi ích chung và giảm thiểu rủi ro cũng đã được xác định.

Các lợi ích chung về môi trường và xã hội của việc thực hiện Chương trình REDD+ quốc gia gồm:

  • Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc duy trì rừng tự nhiên hoặc phục hồi hệ sinh thái rừng, và qua sự kết nối của môi trường rừng được duy trì và cải thiện.
  • Cải thiện (hoặc duy trì) trữ lượng sản phẩm rừng và dịch vụ hệ sinh thái (nguồn vốn tự nhiên).
  • Cải thiện quyền tiếp cận và sử dụng đất và tài nguyên rừng (nguồn vốn tự nhiên).
  • Tạo ra những cơ hội việc làm vùng nông thôn, tăng thu nhập và đa dạng hoá nguồn thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp, bao gồm từ tham gia bảo vệ rừng cũng như từ các hoạt động phi lâm nghiệp (nguồn vốn tài chính) cho các hộ gia đình và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là các hộ ngheo.
  • Nâng cao hiểu biết, kiến thức và năng lực (nguồn vốn nhân lực) giữa các nhóm người thụ hưởng và xã hội dân sự tham gia vào các hoạt động REDD+.
  • Tăng cường kết nối và mạng lưới (nguồn vốn xã hội) trong cộng đồng và xã hội tạo ra kết quả tích cực cho người nghèo phụ thuộc vào rừng và các nhóm dễ bị tổn thương.
  • Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cộng đồng (nguồn vốn vật chất) cho cộng đồng nghèo và vùng sâu vùng xa.
  • Nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và các tác động liên quan.
  • Nâng cao khung quản trị về sử dụng đất và rừng góp phần cải thiện tiềm năng sinh kế.

Các rủi ro chính về môi trường và xã hội của việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam bao gồm:

  • Tiếp tục mất rừng tự nhiên, rừng có giá trị các-bon cao hoặc các khu rừng thực hiện các dịch vụ môi trường quan trọng khác
  • Chuyển đổi các môi trường sống tự nhiên không có rừng gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái, trữ lượng các- bon đất và kết nối sinh thái (phân mảnh sinh cảnh/môi trường sống)
  • Không đánh giá hoặc đánh giá không đầy đủ mức độ phù hợp của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp/ lâm nghiệp
  • Mất đi tài sản sản xuất, không được tiếp cận hoặc mất quyền sử dụng rừng/đất lâm nghiệp và do đó làm tăng xung đột về sử dụng đất.
  • Thiếu tính minh bạch, không được tham gia và/hoặc tác động tới quá trình tham vấn trong đánh giá tác động môi trường và xã hội
  • Các nguồn đầu tư, ưu đãi và giá cả thị trường có khả năng tăng cao trong nông nghiệp có thể làm cho sản xuất hiệu quả/hấp dẫn hơn và cũng là tác nhân gây mất rừng trong thời gian dài với quy mô lớn hơn
  • Rủi ro suy thoái đa dạng sinh học, nước và đất đai song hành với việc sử dụng hóa chất nông nghiệp nhằm tăng sản lượng
  • Cơ chế tài chính và mô hình vườn ươm doanh nghiệp phục vụ tốt hơn lợi ích của khu vực tư nhân mà không phải các hộ gia đình nhỏ, và/hoặc tăng lợi nhuận cho khu vực tư nhân với chi phí của các hộ gia đình.
  • Gia tăng tính dễ bị tổn thương đối với các cú sốc/xu hướng kinh tế
  • Việc giao đất rừng và cách thức quản lý liên kết, hợp tác có thể dẫn tới các tác động trái chiều đối với việc bảo vệ rừng và có thể hợp pháp hóa việc sử dụng rừng và đất rừng không bền vững.    
  • Các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ có thể dẫn đến khai thác quá mức lâm sản ngoài gỗ và/hoặc suy thoái/phá rừng để sản xuất (ví dụ: trồng tre trên đất rừng tự nhiên)
  • Hạn chế tiếp cận các tài nguyên nhằm phục vụ sinh kế
  • Phân phối lợi ích không công bằng, bị bỏ lại đằng sau và nhóm lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên Phát triển rừng trồng và nguy cơ lây nhiễm bệnh
  • Yếu kém trong quản lý và quy hoạch rừng trồng và các ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học và đất đai
  • Nguy cơ cháy rừng trồng
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất rừng
  • Thiếu quan tâm chăm nuôi hoặc loại bỏ các khu rừng trồng ven biển tại các khu vực là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.
  • Xung đột quyền sử dụng đất, mất tài sản sản xuất (đất đai), hạn chế tiếp cận và tác động sinh kế do việc hình thành các khu rừng trồng mới
  • Các cơ chế tài chính và việc phục vụ quyền lợi đối với khu vực tư nhân tốt hơn so với hộ gia đình. 
  • Phân phối lợi ích không công bằng trong quản lý rừng cộng đồng
  • Ngập lụt trong các rừng tràm dẫn đến các tác động có hại đối với đa dạng sinh học và khí thải nhà kính
  • Cơ chế tín dụng xanh được sử dụng cho các đầu tư không bền vững
  • Đầu tư xanh và cơ chế tín dụng xanh phục vụ tốt hơn quyền lợi của khu vực tư nhân so với hộ gia đình.

Các giải pháp được đề xuất trong quá trình đánh giá này nhằm tăng cường đồng lợi ích của REDD + và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến đảo nghịch bao gồm:

  • Bảo tồn và bảo vệ rừng tự nhiên cần được ưu tiên trong quy trình lập kế hoạch sử dụng đất, áp dụng đánh giá môi trường chiến lược trong sử dụng đất và lập kế hoạch ngành, và đảm bảo các công cụ hỗ trợ quyết định cho REDD+ kết hợp giá trị dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái;
  • Cơ chế tài chính xanh nên bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường rõ ràng như tiêu chí và thủ tục sàng lọc các khoản đầu tư được đề xuất, tiến hành kiểm tra và giám sát;
  • Để giảm chuyển đổi rừng sang nông nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống giám sát và truy xuất nguồn gốc, bổ sung bằng cách tăng cường giám sát và thực thi kế hoạch sử dụng đất tại các điểm nóng ưu tiên về mất rừng;
  • • Kiểm kê phải được tiến hành trên cơ sở hiện trạng rừng được giao, cũng như các nghiên cứu để nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu, nghèo đói, người phụ thuộc vào rừng/sử dụng rừng và tính dễ bị tổn thương. Lập bản đồ và tham vấn có sự tham gia về giao đất lâm nghiệp và các lựa chọn đồng quản lý cần được thực hiện, bao gồm cả việc có thể thúc đẩy giao rừng cho các nhóm cộng đồng;
  • Cải thiện tín dụng và hỗ trợ sinh kế khác, như cải thiện sinh kế nông nghiệp cho phép các hộ gia đình đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên;
  • Các mô hình bền vững được xác định cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên lồng ghép các thực hành giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nông nghiệp và nước;
  • Các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và các hoạt động liên quan nên thúc đẩy bảo vệ và tăng cường rừng tự nhiên; thủ tục sàng lọc nên được phát triển để loại bỏ các khoản đầu tư không phù hợp;
  • Các hướng dẫn thực hành cho trồng rừng / phục hồi rừng và quản lý rừng trồng ở cấp cơ sở cần được xây dựng, bao gồm lựa chọn địa điểm / loài, thiết kế rừng trồng, kiểm soát dịch hại, phòng cháy, vv;
  • Các hoạt động quản lý bền vững tài nguyên rừng và chứng chỉ cho rừng trồng cần được thúc đẩy thông qua cải thiện tiếp cận các dịch vụ tư vấn;
  • Nghiên cứu chi tiết và xem xét các tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái rộng lớn hơn từ các can thiệp ảnh hưởng đến mực nước cũng như tác động từ hoạt động xây dựng cần được thực hiện và đưa vào kế hoạch quản lý các khu vực tràm.

Bên cạnh các lợi ich – rủi ro và môi trường đề cập ở trên, hướng dẫn quốc gia về xây dựng PRAP cũng đưa ra định hướng về đánh giá rủi ro và lợi ích xã hội và môi trường của các hoạt động REDD+ được đề xuất trong các kế hoạch này.[2] Các đánh giá rủi ro và lợi ích môi trường và xã hội của các giải pháp và chính sách REDD+, đặc biệt cấp tỉnh, đã được tiến hành thông qua Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược trong quá trình xây dựng Chương trình Giảm phát thải ở các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam do FCPF tài trợ[3], và  thông qua đánh giá về Các vấn đề xã hội và môi trường cần lưu ý đối với Dự án Quản lý rừng bền vững khu vực Tây bắc (SUSFORM-NOW) do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh để trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh thẩm định và phê duyệt.

Chương trình giảm phát thải khu vực Bắc Trung Bộ đã xác định một số lợi ích phi các-bon tiềm năng và ưu tiên theo 3 loại hình chính: kinh tế xã hội, môi trường và quản trị. Các lợi ích phi các-bon ưu tiên như sau:
Kinh tế xã hội
Duy trì sinh kế bền vững, văn hóa và cộng đồng
Định giá tài nguyên rừng
Tạo thu nhập và việc làm
Môi trường
Thúc đẩy nông nghiệp thông minh với BĐKH
Bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học
Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái
Quản trị
Tăng cường quản trị xã hội hóa ở cấp thôn bản

Quản trị và quản lý rừng
Tăng cường quyền sử dụng đất
Lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia

 

[1] Chương trình REDD+ quốc gia 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + giai đoạn 2017 - 2020
[2] Quyết định số 5414/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT về việc phê duyệt các hướng dẫn cho việc xây dựng Kế hoạch hành động REDD + cấp tỉnh.
[3] Tài liệu chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 5 tháng 1 năm 2018


 Hiện trạng và xu hướng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các tỉnh có rừng[1]

[1]Tổng Cục Lâm Nghiêp - Hệ thống Theo dõi Diễn biến rừng


Hiện trạng và sự thay đổi về tỷ lệ nghèo đói tại 64 huyện nghèo nhất, 2006-2010-2014

Bản đồ rừng sản xuất trên toàn quốc
 Bản đồ rừng sản xuất trên toàn quốc[1]

[1] Cục Kiểm lâm (FPD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khối lượng gỗ khai thác/sản xuất (gỗ tròn) theo m3 trên toàn quốc hoặc các tỉnh có rừng.

Sản lượng gỗ (1000 m3) phân theo loại hình kinh tế [1]

 

2005

2010

2015

TỔNG SỐ

2,996.4

4,042.6

9,199.2

Nhà nước

915.4

1,376.8

2,733.8

Ngoài nhà nước:

2,041.5

2,612.5

6,344.4

Tập thể

2.2

3.0

6.7

Cá nhân

1,999.1

2,555.2

6,208.4

Hộ gia đình

40.2

54.3

129.3

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39.5

53.3

121.0

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

Nhà nước

114.0

107.3

119.4

Ngoài nhà nước:

109.1

109.5

116.0

Tập thể

114.1

106.2

120.9

Cá nhân

122.2

120.0

117.3

Hộ gia đình

116.3

106.2

121.0

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

117.2

107.3

120.0

Nhà nước

116.5

107.2

121.1

 

Tổng sản lượng gỗ (1000 m3) kha i thác phân theo địa phương[1]

 

Đơn vị hành chính

2005

2010

2015

 Cấp quốc gia

2996.4

4042.6

9199.2

Đồng bằng sông Hồng

157

187.3

490.6

Ha Noi

2.3

10

9.7

Ha Tay

6.3

..

..

Vinh Phuc

27.1

27.8

26.6

Bac Ninh

4.9

4

4.8

Quang Ninh

54.2

104.6

395

Hai Duong

1.9

2.5

1.4

Hai Phong

10.5

6.7

3

Hung Yen

9.1

5

3.1

Thai Binh

4.6

3.9

3

Ha Nam

12.5

3.9

2

Nam Dinh

7

7.5

7.3

Ninh Binh

16.6

11.4

34.7

Trung du và miền núi phía Bắc

996.7

1328.1

2866

Ha Giang

52.3

73

100.7

Cao Bang

23.5

31.5

19.8

Bac Kan

27.5

53.8

148.4

Tuyen Quang

152

225.7

661

Lao Cai

32.4

53.9

53

Yen Bai

148.6

200.1

450

Thai  Nguyen

27.1

50.7

171.1

Lang Son

64.1

75.3

80

Bac Giang

39.1

62.7

400.1

Phu Tho

150.4

273.5

437.9

Dien Bien

65.7

35.1

18.6

Lai Chau

5.5

9.4

8

Son La

53.4

43.9

42.1

Hoa Binh

155.1

139.5

275.3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

833.2

1237.7

4388

Thanh Hoa

33.7

51.3

398.5

Nghe An

93.5

125.7

351.2

Ha Tinh

47.5

84.4

263.4

Quang Binh

37.3

74

226.4

Quang Tri

44.6

105.7

401

Thua Thien-Hue

54.2

82.5

511.9

Da Nang

23.5

24.2

21.4

Quang  Nam

128.7

189

702

Quang  Ngai

151.4

185.5

715.4

Binh Dinh

127.3

196

680.2

Phu Yen

11.7

30.5

44.5

Khanh  Hoa

39.8

35.1

28.5

Ninh  Thuan

3.3

7

1.4

Binh Thuan

36.7

46.8

42.2

Tây Nguyên

309.3

416.5

456.6

Kon Tum

38.4

16.7

22.4

Gia Lai

118

220.7

120.9

Dak Lak

79.9

49.6

182.6

Dak Nong

25.4

33.8

8.8

Lam Dong

47.6

95.7

121.9

South East

90.4

262.8

323.8

Binh Phuoc

7.1

20.6

12.5

Tay Ninh

52

68.5

66.8

Binh  Duong

1.3

1.2

10.1

Dong Nai

13.8

74.8

139.1

Ba Ria - Vung Tau

2.2

84

81.5

Ho Chi Minh city

14

13.7

13.8

Đồng bằng sông Cửu Long

609.8

610.1

674.2

Long An

84.7

86.2

78.7

Tien Giang

74

80

58

Ben Tre

7.1

2.7

2.7

Tra Vinh

60.4

77.2

78.4

Vinh Long

18.6

18.1

17.6

Dong Thap

98.7

112.1

96.9

An Giang

58.4

51

74

Kien  Giang

57.6

42.9

38.1

Can Tho

7.6

4.7

4.2

Hau Giang

9.1

10.1

10.8

Soc Trang

38.8

38.7

33

Bac Lieu

2.9

2.9

2.4

Ca Mau

91.9

83.5

179.4

 

[1] Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê về nông, lâm, thủy sản 2016. https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=778

Bảng hiển thị tống lượng khai thác gỗ theo tỉnh
[1]
Tre được khai thác (1000 cành/lô) trên toàn quốc và thay đổi so với năm trước

Nội dung chưa được cập nhật


Bảng trình bày số lượng cán bộ khuyến lâm và khuyến nông và sự thay đổi so với giai đoạn trước