Safeguard B Detail

Nội dung với Safeguard B B2.2 times .


Khung pháp lý của Việt Nam quy định rõ ràng về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất và đất rừng. Hiến pháp Việt Nam ghi rõ rằng tất cả đất đai và tài nguyên thiên nhiên đều là tài sản công, thuộc quyền sở hữu của công dân Việt Nam nói chung, và được Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý đất đai[1]. Hiến pháp và Luật Đất đai (2013) [2] công nhận quyền của các tổ chức và cá nhân được giao và cho thuê đất và được công nhận quyền sử dụng đất bởi Nhà nước qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có quyền chuyển giao quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan tuân thủ pháp luật. Hộ gia đình được giao đất nông nghiệp và đất ở có các quyền được bảo vệ theo Luật Đất đai (2013), bao gồm quyền được đền bù trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất hoặc tái định cư[3]. Những quyền này rất quan trọng trong bối cảnh các hoạt động REDD+ có liên quan đến những thay đổi về sử dụng đất hoặc các biện pháp tăng cường bảo tồn rừng. Luật Đất đai cũng cóquy định về đền bù cho các hộ dân sử dụng đất nông nghiệp nhưng chưa được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất[4].

Lập kế hoạch sử dụng đất: Chương trình quốc gia về REDD+[5] và các PRAP bao gồm các hoạt động lập kế hoạch sử dụng đất có khả năng ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Luật Đất đai (2013) và Nghị định 43/2014/ND-CP hướng dẫn chi tiết một số điều khoản của Luật Đất đai (2014) [6] cung cấp một khung pháp lý cho các quy trình lập kế hoạch, bao gồm các cách giải quyêt các mối quan ngại về việc thay đổi sử dụng đất có thể ảnh hưởng đến đất rừng hay giấy chứng nhận quyền sử dung đất hiện tại của các hộ gia đình, các cá nhân và cộng đồng. Nghị định 47/2014/NĐ-CP[7] về các quy định đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cung cấp những hướng dẫn chi tiết về quy trình và đánh giá cho việc đền bù trong trường hợp thu hồi đất do Nhà nước thực hiện. Quyết định 63/2015/QĐ-TTg[8] về hỗ trợ chính sách trong đào tạo nghề và tìm việc cho những người lao động có đất bị Nhà nước thu hồi quy định những hỗ trợ thêm cho công dân có đất bị thu hồi.

Giao đất lâm nghiệp: Luật Lâm nghiệp (2017) quy định cách thức giao đất lâm nghiệp theo các nhóm phân loại đất rừng như sau[9]:

  • Rừng đặc dụng (SUF) được giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng; các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đào tạo và giáo dục, đào tạo nghề trong lâm nghiệp; các cộng đồng; và các thực thể kinh tế.
  • Rừng phòng hộ được giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ; các tổ chức hoạt động trong các ngành khoa học và công nghệ đào tạo và giáo dục đào tạo nghề trong lâm nghiệp; các hộ dân và cá nhân, các cộng đồng, và các thực thể kinh tế. Rừng phòng hộ nhìn chung được giao cho các Ban quản lý Rừng phòng hộ[10]. Ngoài ra, trong trường hợp rừng phòng hộ không được giao cho Ban quản lý, rừng phòng hộ có thể giao cho các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân theo hợp đồng sử dụng cho các mục đích được cho phép, nhưng phải được sử dụng cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và không được phép sử dụng làm thế chấp hay phục vụ những công cụ tài chính khác. Điều này cũng được áp dụng đối với rừng đặc dụng[11].
  • Rừng sản xuất được giao không tính thuế cho các hộ dân và cá nhân cũng như Ban quản lý các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có đất rừng sản xuất nằm trong khu vực rừng rừng được giao[12]. Nhà nước cũng tiến hành cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng cho các thực thể kinh tế, các hộ dân và cá nhân, và thu tiền thuê một lần hoặc định kỳ hàng năm[13].

Trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi là đất rừng, việc đền bù được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004)/Luật Lâm nghiệp (2017)[14]  với những quy định chi tiết trong các văn bản dưới luật và có thể bao gồm việc giao hoặc cho thuê một khu vực đất rừng khác.

Bộ NN &PTNT có trách nhiệm quản lý chung về rừng; Sở NN&PTNT có trách nhiệm quản lý rừng trong phạm vi địa phương mình. Chi cục kiểm lâm các tỉnh cũng như các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở NN&PTNT có trách nhiệm bảo đảm rằng đất lâm nghiệm được quản lý và sử dụng phù hợp với mục đích được pháp luật quy định.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh và các Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của luật[15].

Các ban quản lý rừng xây dựng kế hoạch phát triển rừng ở các khu vực do mình quản lý; ký hợp đồng với các hộ gia đình để hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện có liên quan.

[1] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 53.
[2] Luật đất đai (2013).
[3] Luật Đất đai (2013), Điều 77.
[4] Luật Đất đai (2013), Điều 77.
[5] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[6] Nghị định 43/2014 / NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (2014)
[7] Nghị định 47/2014 / NĐ-CP
[8] Quyết định 63/2015 / QĐ-TTg
[9] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019) Điều 16-17.
[10] Luật Đất đai (2013), Điều 136.
[11] Luật Đất đai (2013), Điều 137.
[12] Luật Lâm nghiệp (2017), Điều 16.
[13] Luật Lâm nghiệp (2017), Điều 17.

[14] Luật Lâm nghiệp (2017)

[15] Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, và Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2015.

 


Những lợi ích và rủi ro liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch REDD+ ở cấp trung ương và địa phương. Báo cáo đánh giá những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn (2017) khi thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[1]  đã xác định những lợi ích và rủi ro sau đây:

  • Chính sách và giải pháp REDD+ có thể hỗ trợ cải thiện quyền tiếp cận và sử dụng đất và tài nguyên rừng (nguồn vốn tự nhiên);
  • Mất đi tài sản sản xuất, không được tiếp cận hoặc mất quyền sử dụng rừng/đất lâm nghiệp và do đó làm tăng xung đột về sử dụng đất;
  • Hạn chế tiếp cận các tài nguyên nhằm phục vụ sinh kế;
  • Thiếu quan tâm chăm nuôi hoặc loại bỏ các khu rừng trồng ven biển tại các khu vực là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.

Ở cấp quốc gia, những giải pháp được khuyến nghị để tăng cường những lợi ích và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng bao gồm:

  • Công cụ hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp sẽ bao gồm các tiêu chí về xã hội để tránh/giảm thiểu các tác động đến quyền sử dụng đất và tài sản sản xuất và sinh kế. Cần quan tâm đến các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và vấn đề giới trong quá trình lập kế hoạch.
  • Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) và các hoạt động nhằm cải thiện quá trình tham vấn, sự tham gia và minh bạch là cơ hội để xem xét các rủi ro và lợi ích trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành lâm nghiệp. Cần đảm bảo có sự tham gia của các đại diện của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn bộ quá trình
  • Tiến hành thẩm định và xác minh thực địa để đảm bảo các cộng đồng không bị tác động tiêu cực bởi quá trình quy hoạch sử dụng đất và các quyền của cộng đồng được tôn trọng, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số và nữ giới
  • Làm rõ và thực hiện đúng các thủ tục giao đất lâm nghiệp và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và các vấn đề ngoài phạm vi giao đất lâm nghiệp để tăng cường các lợi ích xã hội tiềm năng bằng cách kết hợp với các khoản đầu tư hỗ trợ khác trong cộng đồng/hộ gia đình để phát triển, quản lý và bảo vệ đất rừng một cách hiệu quả (ví dụ như thông qua việc tăng cường tiếp cận tín dụng và đào tạo).
  • Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn cho các hoạt động về đồng quản lý, mô hình kinh doanh NTFP và sinh kế.
  • Thực hiện các hoạt động trồng rừng và quản lý rừng bền vững cần quan tâm sự tham gia của cộng đồng (tạo việc làm/cơ hội sinh kế) và xem xét các vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng. Cần dành một phần thích đáng cho việc thúc đẩy phát triển rừng và quản lý rừng bền vững đối với các hộ sản xuất nhỏ và các hợp tác xã lâm nghiệp
  • Thúc đẩy thực hiện quản lý rừng cộng đồng /đồng quản lý để giải quyết các vấn đề xung đột tiềm tàng cũng như thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động trồng rừng / tái trồng rừng (chuẩn bị đất, trồng, chăm sóc, bảo vệ v.v).

Ở cấp tỉnh, phân tích rủi ro và lợi ích về môi trường và xã hội là nội dung bắt buộc khi xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAPs) [2]. Các đánh giá rủi ro và lợi ích môi trường và xã hội của các giải pháp và chính sách REDD+, đặc biệt cấp tỉnh, đã được tiến hành thông qua Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược trong quá trình xây dựng Chương trình Giảm phát thải ở các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam do FCPF tài trợ, và  thông qua đánh giá về Các vấn đề xã hội và môi trường cần lưu ý đối với Dự án Quản lý rừng bền vững khu vực Tây bắc (SUSFORM-NOW) do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Chương trình giảm phát thải ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã tiến hành đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và chuẩn bị khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), cũng xác định các rủi ro liên quan đến sử dụng đất và rừng, quyền hưởng dụng đất, tiếp cận nguồn lực và sinh kế luôn được xem là những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến thực hiện REDD + được xác định thông qua SESA[2]. Rủi ro được xác định bao gồm: tiềm năng giảm khả năng tiếp cận tài nguyên rừng và lâm sản ngoài gỗ (NTFP) đối với các cộng đồng phụ thuộc vào rừng thông qua cải thiện quản trị rừng; tác động xã hội từ việc mất đất trước đây được sử dụng cho nông nghiệp hoặc hạn chế trong việc tiếp cận rừng để thu hái LSNG; và các vấn đề về giới và nghèo có liên quan đến việc tiếp cận với rừng. Khung chính sách tái định cư (RPF) đã được chuẩn bị cho ER-P đưa ra các nguyên tắc và mục tiêu, các tiêu chí đối với người di dời, phương thức bồi thường và phục hồi, các quy định về sự tham gia và thủ tục khiếu nại liên quan đến hướng dẫn bồi thường và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng bởi chương trình. Một Khung Quy trình (PF) cũng đã được chuẩn bị để hướng dẫn các thủ tục xác định, đánh giá, giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sinh kế địa phương do hạn chế tiếp cận.

[1] Chương 3, Quyết định số 5414/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT.
[2] Văn kiện chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 5 tháng 1 năm 2018

 


Việc thực hiện REDD+ có thể gây ra những tác động đáng kể đến những xung đột về tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn tài nguyên khác[1]. Các cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại trong quá trình thực hiện REDD+, được gọi chung là Cơ chế phản hồi giải quyết mâu thuẫn khiếu nại (Grievance Redress Mechanisms - GRM) là cần thiết để xem xét và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun, bao gồm các mâu thuẫn liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng. GRM áp dụng trong REDD+ tại Việt Nam được đề cập chi tiết hơn trong phần Nguyên tắc đảm bảo an toàn B2.6.

 

[1] Hướng dẫn chung của FCPF/UN-REDD cho các quốc gia thực hiện REDD+, tháng 6/2015.

Diện tích rừng theo chủ quản lý

Diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2021[1]

STT

Các chủ quản lý

Tổng diện tích có rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

 

Tổng

14.745.201

10.171.757

4.573.444

1

Ban quản lý rừng đặc dụng

2.175.082

2.064.488

110.594

2

Ban quản lý rừng phòng hộ

3.059.535

2.533.254

526.281

3

Tổ chức kinh tế

1.688.803

1.127.240

561.563

4

Lực lượng vũ trang

184.436

123.126

61.31

5

Tổ chức KH&CN, ĐT, GD

192.676

80.39

112.286

6

Hộ gia đình, cá nhân trong nước

3.101.858

1.320.187

1.781.671

7

Cộng đồng dân cư

989.827

920.341

69.486

8

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

15.213

2.202

13.011

9

UBND xã

3.337.770

2.000.529

1.337.241

[1]Quyết định số: 2860/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiện trạng và xu hướng phân bổ các loại chủ rừng tại các tỉnh có rừng

Những thông tin sau đây đưa ra hiện trạng và xu hướng phân bố các loại rừng tại các tỉnh ở Việt Nam. Thông tin này cung cấp tổng quan về số diện tích rừng đã được giao cho các chủ rừng, bao gồm cộng đồng dân cư địa phương và các hộ gia đình.

 Hiện trạng và xu hướng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các tỉnh có rừng[1]

[1]Tổng Cục Lâm Nghiêp - Hệ thống Theo dõi Diễn biến rừng

Hiện trạng và xu hướng của các trường hợp mâu thuẫn liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các tỉnh có rừng

Nội dung chưa được cập nhật

Liên kết với E5.1: E5.1: Việt Nam nỗ lực tăng cường các lợi ích về môi trường và xã hội từ REDD+ như thế nào?