Safeguard A Detail

Nội dung với Safeguard A A1 times .


Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2006-2020

  • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020;
  • Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.

  • Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.
  • Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2016-2020

  • Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, nâng cáo giá trị rừng sản xuất trên từng đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
  • Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha. Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD. Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Mục tiêu chung

Góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2017-2020:

  • Đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha.
  • Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo có đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.
  • Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các - bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, bảo vệ và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên.
  • Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giai đoạn 2021-2030:

  • Ổn định diện tích rừng tự nhiên đến 2030 ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, mức đóng góp có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.
  • Nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • Hoàn thiện chính sách, pháp luật, khung hành động của chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Bản đồ hiện trạng rừng Việt Nam [Đây là bài viết thử nghiệm1]

 Bản đồ Hiện trạng rừng Việt Nam tính đến 31/12/2019 [1] 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất rừng toàn quốc là 14.609.220 ha. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019. Theo đó, đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng là 14.609.220 ha; trong đó, rừng tự nhiên là 10.292.434 ha; rừng trồng là 4.316.786 ha.

Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%.

Như vậy, so với công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018, diện tích đất có rừng toàn quốc tăng 117.925 ha; tỷ lệ che phủ rừng tăng 0,24%.

 

[1] Trích dẫn thử nghiệm từ FORMIS

Nguồn: TCLN


Sự phối hợp giữa Chương trình REDD+ quốc gia[1]  với các nỗ lực chung về bảo vệ và phát triển rừng được điều hành thông qua Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 bao gồm đại diện từ các bộ ngành liên quan của Chính phủ và các ủy ban như Hội đồng Dân tộc, Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, và các bên có liên quan khác. Ban Chỉ đạo Nhà nước chịu trách nhiệm điều phối chung và chỉ đạo Chương trình mục tiêu về Phát triển lâm nghiệp Bền vững giai đoạn 2016-2020[2] và thực hiện REDD+.

Trước khi được phê duyệt, Chương trình REDD+ quốc gia và mỗi PRAP phải được tham vấn với các bộ và cơ quan chính phủ có liên quan để đảm bảo tính nhất quán với các chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển lâm nghiệp, bao gồm các chương trình chính được xác định trong nguyên tắc đảm bảo an toàn A.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tham vấn về Chương trình REDD+ quốc gia, thu thập ý kiến góp ý từ các bộ ngành và cơ quan chính phủ có liên quan trước khi đệ trình để phê duyệt.

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[2] Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển lâm nghiệp Bền vững giai đoạn 2016-2020


Hướng dẫn về xây dựng PRAP[1] yêu cầu các tỉnh đảm bảo PRAP nhất quán với các mục tiêu của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.  Hướng dẫn này đưa ra phạm vi dự kiến, đối tượng áp dụng, nội dung, tổ chức thực hiện, nguồn lực, giám sát và đánh giá PRAP, bao gồm một mẫu Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh.

Các PRAP được xây dựng dựa trên việc phân tích các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của mất rừng và suy thoái rừng, cũng như các rào cản đối với việc tăng cường trữ lượng các bon và xác định những khu vực tiềm năng để thực hiện các hoạt động REDD+. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiêm thẩm định và phê duyệt các PRAP, bảo đảm sự nhất quán với chiến lược, kế hoạch và chương trình lâm nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, các hướng dẫn PRAP nhấn mạnh sự đóng góp dự kiến để huy động nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[2].

Đối với các PRAP được phê duyệt trong quá trình xây dựng Chương trình quốc gia về REDD+, các PRAP này được kỳ vọng sẽ phù hợp với Chương trình quốc gia về REDD+, trong đó có lồng ghép những nội dung quan trọng có liên quan đến bối cảnh cụ thể, nhu cầu và thách thức của địa phương.

Tính đến tháng 3 năm 2018, 19 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và phê duyệt PRAP.

Danh sách các tỉnh có PRAP đã được phê duyệt

Tỉnh

Ngày phê duyệt

Giai đoạn

Bắc Kạn

Tháng 6/2016

2015-2020

Bình Thuận

Tháng 6/2016

2016-2020

Cà Mau

Tháng 4/2016

2016-2020

Đăk Nông

Tháng 1/2017

2016-2020

Điện Biên

Tháng 8/2017

(phê duyệt lại theo QĐ 419)

2013-2020

Hà Giang

Tháng 7/2017

2017-2020

Hà Tĩnh

Tháng 6/2016

2016-2020

Hoà Bình

Tháng 9/2017

2017-2020

Kon Tum

Tháng 8/2017

2017-2020

Lai Châu

Tháng 9/2017

2017-2020

Lâm Đồng

Tháng 1/2015

2015-2

20

Lào Cai

Tháng 6/2016

2016-2020

Nghệ An

Tháng 6/2016

2016-2020

Phú Thọ

Tháng 6/2017

2017-2020

Quảng Bình

Tháng 4/2016

2016-2020

Quảng Ngãi

Tháng 1/2018

2018-2020

Sơn La

Tháng 8/2017

2017-2020

Thanh Hóa

Tháng 12/2016

2016-2020

Thừa Thiên Huế

Tháng 12/2016

2016-2020

 

[1] Quyết định 5414/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT ngày 25/12/2015 về phê duyệt hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh.

[2] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017.