Safeguard E Detail

Nội dung với Safeguard E E4.1 times .


Nghị định Số 99/2010/ND-CP về Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) [1] định nghĩa các loại dịch vụ môi trường rừng (bao gồm hấp thụ và lưu trữ các-bon) và tạo ra một cơ chế cho các bên sử dụng dịch vụ môi trường chi trả cho bên cung ứng dịch vụ gồm các Ban quản lý rừng nhà nước, các hộ gia đình các cộng đồng. Nghị định cũng nêu ra những phương pháp chi trả thông qua quỹ được quản lý bởi trung ương hoặc các tỉnh và cách chia sẻ lợi ích cho bên cung cấp dịch vụ.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ hỗ trợ việc giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện nghèo[2] đã cung cấp một cơ chế cho các hộ gia đình nghèo được hỗ trợ kinh phí để đầu tư vào rừng trồng và/hoặc được hỗ trợ tham gia hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng.

Nghị định 75/2015/NĐ-CP[3] đưa ra các cơ chế hỗ trợ các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thông qua các biện pháp khuyến khích về kinh tế.

Nghị định 117/2010/NĐ-CP[4] về Tổ chức và Quản lý Rừng đặc dụng cũng quy định vai trò của các Ban quản lý và các định hướng hỗ trợ bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Nghị định quy định về đầu tư cho các khu vùng đệm bao gồm hỗ trợ phát triển cộng đồng/sinh kế ở các làng/xã xung quanh. Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNN[5] của Bộ NN&PTNT đưa ra các quy định chi tiết cho việc thực hiện Nghị định.

Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT cung cấp các hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững[6] yêu cầu đảm bảo sự tham gia của cộng đồng để họ có thể hương lợi từ các lợi ích kinh tế - xã hội từ quản lý rừng bền vững.

Bộ NT&MT, Sở TN&MT trong phạm vi địa phương mình có trách nhiệm lập kế hoạch hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Ban quản lý rừng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý cấp cơ sở dưới sự kiểm tra, giám sát của Sở NN &PTNT, và thực hiện quản lý bảo tồn và phát triển vùng đệm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã có trách nhiệm thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Sở NN & PTNT và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm thu và chi trả phí dịch vụ môi trường rừng.

 

[1] Nghị định số 99/2010 / NĐ-CP của Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)
[2] Quyết định 30a / 2008 / NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện nghèo
[3] Nghị định số 75/2015 / NĐ-CP
[4] Nghị định số 117/2010 / NĐ-CP về quản lý và tổ chức rừng đặc dụng
[5] Thông tư số 78/2011 TT-BNNPTNN
[6] Thông tư số 38/2014 / TT-BNN của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng bền vững


Chương trình REDD+ quốc gia (2017)[1] có quan điểm 1.5 về tối ưu hóa các lợi ích của rừng và huy động các nguồn lực cho công tác bảo vệ và quản lý:

“Chương trình REDD+ đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch ưu tiên sang cải thiện chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng, hạn chế mất rừng nhằm tối đa hóa các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường; khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng.“

Một số chính sách và giải pháp trong Chương trình quốc gia về REDD+ cũng nhằm cải thiện việc cung cấp các ưu đãi cho việc bảo tồn rừng, bao gồm rừng tự nhiên và các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái của chúng. Bao gồm:

  • Cải thiện quản trị rừng và sinh kế cho những người sống gần và trong rừng, như hỗ trợ quản lý hợp tác rừng tự nhiên và các chương trình sinh kế và việc làm cho người dân ở các điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng;
  • Thí điểm, đánh giá và nhân rộng các mô hình bền vững để tăng cường, bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên, bao gồm hợp tác giữa các chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương và khu vực tư nhân về các mô hình kinh doanh góp phần bảo tồn rừng (ví dụ: lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường khác);
  • Tăng cường môi trường kinh tế và tài chính cho rừng, như đầu tư xanh và cơ chế tín dụng để bảo vệ và phát triển rừng, phát triển và thử nghiệm định giá kinh tế rừng với lồng ghép giá trị rừng vào các quy trình tài chính quốc gia và đánh giá tính khả thi của thị trường các-bon nội địa.

Thông tin trong phần Nguyên tắc ĐBAT B2.3 về chia sẻ lợi ích cũng liên quan đến nguyên tắc ĐBAT này về những khuyến khích cho bảo tổn. Như đã nêu trong B2.3, Một phần của việc thực hiện NRP là Nhà nước sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+, và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích, và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích, và trong một số cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.[3] Như đã nói ở trên, NRAP (2017) đề xuất các hoạt động để thiết lập và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính cho REDD+, bao gồm nghiên cứu về hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp và quyền các-bon cho REDD+, phù hợp với các cơ chế khuyến khích và các quy định liên quan, trong đó có đánh giá cơ chế khuyến khích hiện tại và tiềm năng cho bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng quy định về quyền các-bon rừng và hoàn thiện hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+, lồng ghép vào cảnh quan rừng của Việt Nam. Xem Nguyên tắc ĐBAT B2.3 để biết thêm thông tin.

 

[1] Chương trình REDD+ quốc gia 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + giai đoạn 2017 - 2020
[2] Thực hiện theo Quyết định số 5399/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT về việc ban hành các quy định về thí điểm phân phối lợi ích REDD + trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
[3] Thực hiện theo Quyết định số 126/2012 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm về cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, thí điểm tại VQG Bạch Mã và Xuân Thủy.


Thông tin sau đây cho thấy kết quả liên quan đến khuyến khích và chia sẻ lợi ích được xác định cho REDD+ ở Việt Nam. Chúng bao gồm các kết quả của cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+ cũng như các xu hướng quốc gia trong các hợp đồng bảo vệ rừng và Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES).

Kết quả cơ chế chia sẻ lợi ích

GIỐNG B2.3.3 – LIÊN KẾT TỚI B2.3.3 

Các hợp đồng bảo vệ rừng

GIỐNG B2.3.4 – LIÊN KẾT TỚI B2.3.4

Kết quả thực thi PFES

GIỐNG B2.3.5 – LIÊN KẾT TỚI B2.3.5