Safeguard A Detail

Nội dung với Safeguard A A2.1 times .


Những công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia:

  1. Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) (1992)
  2. Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước về Đa dạng sinh học (2000)
  3. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) (1969)
  4. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) (1979)
  5. Công ước về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (2005)
  6. Công ước về Quyền trẻ em (1989)
  7. Công ước quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (1973).
  8. Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (2003)
  9. Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR) (1971)
  10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) (1966)
  11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) (1966)
  12. Công ước UNESCO Liên quan đến việc bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (1972)
  13. Công ước cuả LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) (1994)
  14. Công ước của LHQ về phòng chống tham nhũng (2005)
  15. Công ước của LHQ về BĐKH (1992)
  16. Công ước của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP) (2007) (Việt Nam bỏ phiếu thuận (vote in favour)).
  17. Nghị định thư Kyoto (1997)

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (2016) [1] quy định các điều ước quốc tế được ưu tiên hơn luật trong nước. Khi có bất kỳ mâu thuẫn nào, điều ước quốc tế được áp dụng.

Trước khi được phê duyệt, Chương trình REDD+ quốc gia[2]  và mỗi PRAP phải được tham vấn với các bộ và cơ quan chính phủ có liên quan để đảm bảo tính nhất quán với các công ước và hiệp định quốc tế có liên quan. Các cuộc tham vấn về Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh cũng nhằm đảm bảo nội dung của các kế hoạch này nhất quán với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về REDD+, vốn đã được thẩm định để đảm bảo tính nhất quán với các quy ước và thỏa thuận quốc tế.

 

Mục tiêu của 17 công ước và hiệp định quốc tế có liên quan đến REDD+ mà Việt Nam là thành viên.

 

Công ước/hiệp định

Năm

Mục tiêu

1.Công ước về Đa dạng sinh học (CBD)

1992

Bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần của nó và chia sẻ bình đẳng và công bằng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen

2.Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước về Đa dạng sinh học (2000)

2000

Góp phần đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp trong lĩnh vực chuyển giao an toàn, xử lý và sử dụng các sinh vật biến đổi do công nghệ sinh học hiện đại mà có thể có ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đồng thời cũng tính đến những nguy cơ đối với sức khỏe con người, và đặc biệt tập trung vào dịch chuyển xuyên biên giới

3.Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD)

1969

Để loại bỏ hành vi hoặc thực hành phân biệt chủng tộc đối với những người, nhóm người hoặc tổ chức và đảm bảo rằng tất cả các cơ quan công quyền và các tổ chức công cộng, quốc gia và địa phương, hành động phù hợp với nghĩa vụ này

4. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

1979

Để đảm bảo rằng các quốc gia lên án phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong tất cả các hình thức và thực thi mọi phương tiện thích hợp và không chậm trễ một chính sách xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ

5. Công ước về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa

2005

Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa;tạo điều kiện cho các nền văn hóa phát triển và tương tác một cách tự do và cùng có lợi;khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hóa nhằm đảm bảo sự trao đổi văn hóa rộng rãi hơn và cân bằng trong một thế giới thuận lợi cho sự tôn trọng giữa các nền văn hóa và một nền văn hóa hòa bình;thúc đẩy tính liên văn hóa để phát triển sự tương tác văn hóa trên tinh thần xây dựng các nhịp cầu nối kết các dân tộc;thúc đẩy sự tôn trọng và nâng cao nhận thức về giá trị của sự đa dạng các biểu đạt văn hóa ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế;tái khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết giữa văn hóa và phát triển đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, và hỗ trợ những hành động quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo sự công nhận các giá trị chân thực của mối liên kết này; công nhận thuộc tính đặc trưng của các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa như là những công cụ chuyển tải bản sắc, các giá trị và ý nghĩa;tái khẳng định chủ quyền của các quốc gia trong việc duy trì, thông qua và thực hiện các chính sách và các biện pháp được họ coi là phù hợp để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trên lãnh thổ quốc gia mình

6. Công ước về Quyền trẻ em

1989

Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó

7. Công ước quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (1973).

1973

Quy chế về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

8. Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

2003

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế

9. Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR)

1971

Bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước thông qua các hành động cấp địa phương và quốc gia và hợp tác quốc tế, đóng góp vào việc đạt được phát triển bền vững trên toàn thế giới

10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

1966

Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)

1966

Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ tiến hành các biện pháp, một cách riêng rẽ và thông qua sự hợp tác giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật, sử dụng tới mức tối đa các tài nguyên sẵn có của mình, nhằm đạt được việc bảo đảm ngày càng đầy đủ các quyền được thừa nhận trong Công ước này bằng mọi biện pháp thích hợp, đặc biệt kể cả việc thông qua những biện pháp lập pháp

12. Công ước UNESCO Liên quan đến việc bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (1972)

1972

Để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước

13. Công ước cuả LHQ về chống sa mạc hóa(UNCCD)

1994

Để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi, áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế, trong khuôn khổ của cách tiếp cận mang tính lồng ghép phù hợp với Chương trình nghị sự 21, với quan điểm đóng góp cho việc đạt được sự phát triển bền vững tại những khu vực bị ảnh hưởng

14. Công ước của LHQ về phòng chống tham nhũng

2005

a) Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn; (b) Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong việc phòng và chống tham nhũng, kể cả việc thu hồi tài sản; (c) Thúc đẩy sự liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công.

15. Công ước của LHQ về BĐKH

1992

Đạt được, phù hợp với những điều khoản thích hợp của Công ước, sự ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu

16. Nghị định thư Kyoto

1997

Nghị định thư đề cập đến mục tiêu và các thể chế của UNFCCC

17. Công ước của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP)

2007

Phát huy các quyền của người dân tộc bản địa

 [1] Luật số 108/2016/QH13, được Quốc hội ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2016, Điều 6 (1).
[2] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017