Safeguard B Detail

Nội dung với Safeguard B B1.3 times .


Chương trình quốc gia về REDD+[1]  đã đưa ra giải pháp về vốn để thực hiện REDD+ trong giai đoạn 2017-2020. Những nguồn vốn được xác định bao gồm:

a) Nguồn vốn trong nước:

+ Vốn ngân sách nhà nước từ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động; chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và các chương trình, dự án khác trong giai đoạn 2016-2020.

+ Đầu tư từ các doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác thông qua thị trường; tiền thu từ bồi hoàn giá trị rừng, huy động đóng góp của người dân và từ các chương trình, dự án khác có liên quan.

+ Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại).

b) Nguồn vốn quốc tế

Đóng góp, tài trợ, ủy thác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và các thể chế tài chính khác; nguồn thu nhận được từ kết quả thực hiện REDD+, bao gồm cả nguồn thu từ kinh doanh tín chỉ các - bon rừng.

c) Các nguồn vốn hợp pháp khác

Bộ NN&PTNT được Chính phủ ủy quyền thực hiện đàm phán và ký kết các thoả thuận hỗ trợ tài chính với các nhà tài trợ quốc tế cam kết đóng góp cho Quỹ REDD+ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Bộ KHĐT Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý và thực hiện Chương trình REDD+ [2].

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017, 5.2. Huy động nguồn tài chính

[2] Chương trình REDD+ quốc gia 2017, QĐ 419/QD-TTg dated 5/4/2017, 6.2. Tổ chức thực hiện