Safeguard B Detail

Nội dung với Safeguard B B2.3 times .


Hiến pháp (2013) nêu rõ rằng đất và tài nguyên thiên nhiên là tài sản thuộc về người dân và được Nhà nước đại diện cho người dân quản lý một cách thống nhất và công nhận các nguyên tắc về tiến bộ xã hội và bình đẳng trong cách tiếp cận phát triển kinh tế - xã hội độc lập dựa trên các nguồn lực nội bộ.[1].

Chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006-2020)[2] công nhận vai trò của rừng trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với các đồng bảo dân tộc thiểu số và các nhóm khác có sinh kế phụ thuộc vào đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Luật và các quy định về rừng của Việt Nam công nhận nhiều lợi ích và dịch vụ do rừng cung cấp và đưa ra các quy định cho việc phân chia và phân phối những lợi ích và dịch vụ từ rừng. Việc này bao gồm lợi ích kinh tế trực tiếp từ thu hoạch gỗ và các lâm sản ngoài gỗ cùng với những dịch vụ môi trường từ rừng. Nguyên tắc phân phối công bằng những lợi ích đến từ sử dụng các tài nguyên rừng sẽ được áp dụng trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ (NRAP)[3] và các PRAP.

Luật Lâm nghiệp (2017) có các điều khoản về những hoạt động khai thác được cho phép với từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), cho phép các chủ rừng xây dựng các kế hoạch và thu lợi từ rừng phù hợp với mục đích sử dụng rừng[4]. Luật này cũng bao gồm quy định việc chi trả cho bên cung cấp các dịch vụ môi trường theo các nguyên tắc “công khai, dân chủ, khách quan và công bằng, tuân theo luật Việt Nam và các công ước quốc tế” [5]. Việc hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững (ví dụ như REDD+) được công nhận là các dịch vụ môi trường rừng [6]. Luật Đa dạng sinh học (2008)[7] cũng nêu rõ rằng các tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ khai thác và sử dụng đa dạng sinh học bắt buộc phải chia sẻ nhưng lợi ích này với các bên liên quan.

Có nhiều luật và quy định hướng dẫn cách phân phối những lợi ích từ rừng, tùy theo loại rừng và lợi ích:

  • Quyết định 178/2001/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ[8] quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê hoặc ký hợp đồng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, với mục tiêu tạo ra động lực kinh tế khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định này nêu rõ các sản phẩm mà các hộ gia đình và cá nhân được phép thu hoạch hoặc trồng ở các loại rừng kháp nhau, mức độ thu hoạch và lợi ích (có thể bao gồm lợi nhuận kinh tế từ việc bán các sản phẩm cũng như một số quyền sử dụng đất nhất định như quyền sử dụng một phần diện tích đất được giao cho sản xuất nông nghiệp/ngư nghiệp) và mức miễn giảm thuế, tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Phù hợpvới các mục tiêu của luật, trong nhiều trường hợp các hộ gia đình có thể hưởng 80-100% lợi ích từ việc bán gỗ, các lâm sản ngoài gỗ như tre, cây trồng xen canh, v.v.
  • Nghị định 99/2010/NĐ-CP [9] và Nghị định số 147/2016/ND-CP[10] (sửa đổi một số điều trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP) nêu rõ rằng các khoản chi trả cho dịch vụ môi trường được thực hiện trên các nguyên tắc “minh bạch, dân chủ, khách quan, và công bằng, tuân theo hệ thống pháp luật của Việt Nam và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam thông qua hoặc tham gia, được đảm bảo”.[10]. Nghị định cũng nêu ra các loại dịch vụ môi trường được bao gồm trong luật (trong đó có hấp thụ/lưu trữ các-bon, REDD+)[11], định nghĩa bên cung cấp và bên chi trả dịch vụ môi trường rừng (bên cung cấp dịch vụ có thể bao gồm các chủ rừng, như hộ gia đình và các cá nhân cũng như các hộ gia đình và cá nhân ký hợp đồng), các phương pháp và mức chi trả, quản lý và sử dụng các quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng và cung cấp dịch vụ.

Bộ NN &PTNT có trách nhiệm quản lý chung về rừng; Sở NN&PTNT có trách nhiệm quản lý rừng trong phạm vi địa phương  mình. Các Chi Cục kiểm lâm tỉnh cũng như các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở NN &PTNT có trách nhiệm bảo đảm rằng đất lâm nghiệp được quản lý và sử dụng phù hợp với mục đích được pháp luật quy định. Quỹ phát triển rừng trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm phân chia phí dịch vụ bảo vệ môi trường từ bên sử dụng dịch vụ đến bên cung cấp dịch vụ.


[1] Hiến pháp (2013), Điều 50 và 53.

[2] Chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006-2020).

[3] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[4] Luật Lâm nghiệp (2017, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 52-60.

[5] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 62.

[6] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 61.

[7] Luật Đa dạng sinh học số 20/2008 / QH12.

[8] Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

[9] Nghị định 99/2010/NĐ-CP

[10] Nghị định số 147/2016/NĐ-CP

 


Một phần của việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[1] là Nhà nước sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+, và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích[1], và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích, và trong một số cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

Quyết định số 5399/2015/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II áp dụng cho 6 tỉnh thí điểm[2], và sau đó sẽ xây dựng cơ chế và chính sách chia sẻ lợi ích REDD+ trên phạm vi toàn quốc để thực hiện các chương trình hành động REDD+ hoặc các kế hoạch hành động REDD+. Điều 6 của Quyết định nêu ra các nguyên tắc chia sẻ lợi ích: dựa trên hiệu quả; công bằng; Minh bạch và trách nhiệm giải trình; hiệu quả và hiệu suất: tính linh hoạt; có sự tham gia; và lợi ích của REDD+ không thay thế các lợi ích hợp pháp khác mà các cá nhân, tổ chức tham gia REDD+ được hưởng theo quy định của pháp luật. Quyết định này cũng đưa ra các yêu cầu và hoạt động đủ điều kiện, xác định các đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp, quy định các tiêu chí được áp dụng và các thủ tục giám sát và đánh giá, và giải thích các phương pháp tính toán và ước tính mức hưởng lợi/khuyến khích.

Như đã nói ở trên, NRAP (2017) đề xuất các hoạt động để thiết lập và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính cho REDD+[3], bao gồm nghiên cứu về hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp và quyền các-bon cho REDD+, phù hợp với các cơ chế khuyến khích và các quy định liên quan, trong đó có đánh giá cơ chế khuyến khích hiện tại và tiềm năng cho bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng quy định về quyền các-bon rừng và hoàn thiện hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+, lồng ghép vào cảnh quan rừng của Việt Nam.
Một ví dụ về cách tiếp cận chia sẻ lợi ích ở cấp độ địa phương của Chương trình Giảm phát thải (ER-P) tại sáu tỉnh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Cơ chế chia sẻ lợi ích (BSM) cho ER-P đã được thiết kế và thống nhất bởi các bên liên quan ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp xã. BSM nhằm mục đích đảm bảo rằng các lợi ích các-bon (cả tiền tệ và phi tiền tệ) được chia sẻ một cách công bằng và hiệu quả tới tất cả các bên liên quan sẽ có tác động trực tiếp đến việc giảm phát thải trong khu vực ER-P, bao gồm cả các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. BSM được đề xuất sẽ được thực hiện thông qua phương pháp quản lý hợp tác thích ứng của ER-P, bao gồm sự hợp tác giữa các tổ chức quản lý rừng (FMEs), các xã và cộng đồng để lồng ghép các lợi ích liên quan vào quản lý rừng địa phương, và được vận hành bởi Hội đồng quản lý lâm nghiệp (FMC).

 

[1] Thực hiện theo Quyết định số 5399/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT về việc ban hành các quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích REDD + trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
[2] Thực hiện theo Quyết định số 126/2012 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm về cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, thí điểm ở VQG Bạch Mã và Xuân Thủy.
[3] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + giai đoạn 2017 - 2020

 


Nội dung chưa được cập nhật

Hiện trạng và xu hướng của số hộ gia đình có hợp đồng khoán bảo vệ rừng tại các tỉnh có rừng

Thông tin sau đây đưa ra hiện trạng và xu hướng của số hộ gia đình được nhận hợp đồng khoán bảo vệ rừng tại các tỉnh có rừng tại Việt Nam. Nó cung cấp thông tin tổng quan về số hộ gia đình được hưởng lợi từ công tác quản lý bảo vệ rừng.

 

 Hiện trạng và xu hướng của số hộ gia đình có hợp đồng khoán bảo vệ rừng tại các tỉnh có rừng[1]

[1]Tổng Cục Lâm Nghiêp - Hệ thống Theo dõi Diễn biến rừng


Nội dung chưa được cập nhật