Safeguard A Detail


Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2006-2020

  • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020;
  • Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.

  • Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.
  • Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2016-2020

  • Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, nâng cáo giá trị rừng sản xuất trên từng đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
  • Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha. Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD. Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Mục tiêu chung

Góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2017-2020:

  • Đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha.
  • Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo có đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.
  • Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các - bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, bảo vệ và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên.
  • Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giai đoạn 2021-2030:

  • Ổn định diện tích rừng tự nhiên đến 2030 ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, mức đóng góp có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.
  • Nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • Hoàn thiện chính sách, pháp luật, khung hành động của chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Bản đồ hiện trạng rừng Việt Nam [Đây là bài viết thử nghiệm1]

 Bản đồ Hiện trạng rừng Việt Nam tính đến 31/12/2019 [1] 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất rừng toàn quốc là 14.609.220 ha. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019. Theo đó, đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng là 14.609.220 ha; trong đó, rừng tự nhiên là 10.292.434 ha; rừng trồng là 4.316.786 ha.

Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%.

Như vậy, so với công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018, diện tích đất có rừng toàn quốc tăng 117.925 ha; tỷ lệ che phủ rừng tăng 0,24%.

 

[1] Trích dẫn thử nghiệm từ FORMIS

Nguồn: TCLN


Sự phối hợp giữa Chương trình REDD+ quốc gia[1]  với các nỗ lực chung về bảo vệ và phát triển rừng được điều hành thông qua Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 bao gồm đại diện từ các bộ ngành liên quan của Chính phủ và các ủy ban như Hội đồng Dân tộc, Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, và các bên có liên quan khác. Ban Chỉ đạo Nhà nước chịu trách nhiệm điều phối chung và chỉ đạo Chương trình mục tiêu về Phát triển lâm nghiệp Bền vững giai đoạn 2016-2020[2] và thực hiện REDD+.

Trước khi được phê duyệt, Chương trình REDD+ quốc gia và mỗi PRAP phải được tham vấn với các bộ và cơ quan chính phủ có liên quan để đảm bảo tính nhất quán với các chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển lâm nghiệp, bao gồm các chương trình chính được xác định trong nguyên tắc đảm bảo an toàn A.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tham vấn về Chương trình REDD+ quốc gia, thu thập ý kiến góp ý từ các bộ ngành và cơ quan chính phủ có liên quan trước khi đệ trình để phê duyệt.

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[2] Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển lâm nghiệp Bền vững giai đoạn 2016-2020


Hướng dẫn về xây dựng PRAP[1] yêu cầu các tỉnh đảm bảo PRAP nhất quán với các mục tiêu của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.  Hướng dẫn này đưa ra phạm vi dự kiến, đối tượng áp dụng, nội dung, tổ chức thực hiện, nguồn lực, giám sát và đánh giá PRAP, bao gồm một mẫu Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh.

Các PRAP được xây dựng dựa trên việc phân tích các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của mất rừng và suy thoái rừng, cũng như các rào cản đối với việc tăng cường trữ lượng các bon và xác định những khu vực tiềm năng để thực hiện các hoạt động REDD+. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiêm thẩm định và phê duyệt các PRAP, bảo đảm sự nhất quán với chiến lược, kế hoạch và chương trình lâm nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, các hướng dẫn PRAP nhấn mạnh sự đóng góp dự kiến để huy động nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[2].

Đối với các PRAP được phê duyệt trong quá trình xây dựng Chương trình quốc gia về REDD+, các PRAP này được kỳ vọng sẽ phù hợp với Chương trình quốc gia về REDD+, trong đó có lồng ghép những nội dung quan trọng có liên quan đến bối cảnh cụ thể, nhu cầu và thách thức của địa phương.

Tính đến tháng 3 năm 2018, 19 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và phê duyệt PRAP.

Danh sách các tỉnh có PRAP đã được phê duyệt

Tỉnh

Ngày phê duyệt

Giai đoạn

Bắc Kạn

Tháng 6/2016

2015-2020

Bình Thuận

Tháng 6/2016

2016-2020

Cà Mau

Tháng 4/2016

2016-2020

Đăk Nông

Tháng 1/2017

2016-2020

Điện Biên

Tháng 8/2017

(phê duyệt lại theo QĐ 419)

2013-2020

Hà Giang

Tháng 7/2017

2017-2020

Hà Tĩnh

Tháng 6/2016

2016-2020

Hoà Bình

Tháng 9/2017

2017-2020

Kon Tum

Tháng 8/2017

2017-2020

Lai Châu

Tháng 9/2017

2017-2020

Lâm Đồng

Tháng 1/2015

2015-2

20

Lào Cai

Tháng 6/2016

2016-2020

Nghệ An

Tháng 6/2016

2016-2020

Phú Thọ

Tháng 6/2017

2017-2020

Quảng Bình

Tháng 4/2016

2016-2020

Quảng Ngãi

Tháng 1/2018

2018-2020

Sơn La

Tháng 8/2017

2017-2020

Thanh Hóa

Tháng 12/2016

2016-2020

Thừa Thiên Huế

Tháng 12/2016

2016-2020

 

[1] Quyết định 5414/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT ngày 25/12/2015 về phê duyệt hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh.

[2] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017.

 


Những công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia:

  1. Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) (1992)
  2. Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước về Đa dạng sinh học (2000)
  3. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) (1969)
  4. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) (1979)
  5. Công ước về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (2005)
  6. Công ước về Quyền trẻ em (1989)
  7. Công ước quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (1973).
  8. Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (2003)
  9. Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR) (1971)
  10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) (1966)
  11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) (1966)
  12. Công ước UNESCO Liên quan đến việc bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (1972)
  13. Công ước cuả LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) (1994)
  14. Công ước của LHQ về phòng chống tham nhũng (2005)
  15. Công ước của LHQ về BĐKH (1992)
  16. Công ước của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP) (2007) (Việt Nam bỏ phiếu thuận (vote in favour)).
  17. Nghị định thư Kyoto (1997)

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (2016) [1] quy định các điều ước quốc tế được ưu tiên hơn luật trong nước. Khi có bất kỳ mâu thuẫn nào, điều ước quốc tế được áp dụng.

Trước khi được phê duyệt, Chương trình REDD+ quốc gia[2]  và mỗi PRAP phải được tham vấn với các bộ và cơ quan chính phủ có liên quan để đảm bảo tính nhất quán với các công ước và hiệp định quốc tế có liên quan. Các cuộc tham vấn về Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh cũng nhằm đảm bảo nội dung của các kế hoạch này nhất quán với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về REDD+, vốn đã được thẩm định để đảm bảo tính nhất quán với các quy ước và thỏa thuận quốc tế.

 

Mục tiêu của 17 công ước và hiệp định quốc tế có liên quan đến REDD+ mà Việt Nam là thành viên.

 

Công ước/hiệp định

Năm

Mục tiêu

1.Công ước về Đa dạng sinh học (CBD)

1992

Bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành phần của nó và chia sẻ bình đẳng và công bằng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen

2.Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước về Đa dạng sinh học (2000)

2000

Góp phần đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp trong lĩnh vực chuyển giao an toàn, xử lý và sử dụng các sinh vật biến đổi do công nghệ sinh học hiện đại mà có thể có ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đồng thời cũng tính đến những nguy cơ đối với sức khỏe con người, và đặc biệt tập trung vào dịch chuyển xuyên biên giới

3.Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD)

1969

Để loại bỏ hành vi hoặc thực hành phân biệt chủng tộc đối với những người, nhóm người hoặc tổ chức và đảm bảo rằng tất cả các cơ quan công quyền và các tổ chức công cộng, quốc gia và địa phương, hành động phù hợp với nghĩa vụ này

4. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

1979

Để đảm bảo rằng các quốc gia lên án phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong tất cả các hình thức và thực thi mọi phương tiện thích hợp và không chậm trễ một chính sách xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ

5. Công ước về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa

2005

Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa;tạo điều kiện cho các nền văn hóa phát triển và tương tác một cách tự do và cùng có lợi;khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hóa nhằm đảm bảo sự trao đổi văn hóa rộng rãi hơn và cân bằng trong một thế giới thuận lợi cho sự tôn trọng giữa các nền văn hóa và một nền văn hóa hòa bình;thúc đẩy tính liên văn hóa để phát triển sự tương tác văn hóa trên tinh thần xây dựng các nhịp cầu nối kết các dân tộc;thúc đẩy sự tôn trọng và nâng cao nhận thức về giá trị của sự đa dạng các biểu đạt văn hóa ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế;tái khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết giữa văn hóa và phát triển đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, và hỗ trợ những hành động quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo sự công nhận các giá trị chân thực của mối liên kết này; công nhận thuộc tính đặc trưng của các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa như là những công cụ chuyển tải bản sắc, các giá trị và ý nghĩa;tái khẳng định chủ quyền của các quốc gia trong việc duy trì, thông qua và thực hiện các chính sách và các biện pháp được họ coi là phù hợp để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trên lãnh thổ quốc gia mình

6. Công ước về Quyền trẻ em

1989

Các Quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó

7. Công ước quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (1973).

1973

Quy chế về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

8. Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

2003

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan; nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau; tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế

9. Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR)

1971

Bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước thông qua các hành động cấp địa phương và quốc gia và hợp tác quốc tế, đóng góp vào việc đạt được phát triển bền vững trên toàn thế giới

10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

1966

Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)

1966

Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ tiến hành các biện pháp, một cách riêng rẽ và thông qua sự hợp tác giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật, sử dụng tới mức tối đa các tài nguyên sẵn có của mình, nhằm đạt được việc bảo đảm ngày càng đầy đủ các quyền được thừa nhận trong Công ước này bằng mọi biện pháp thích hợp, đặc biệt kể cả việc thông qua những biện pháp lập pháp

12. Công ước UNESCO Liên quan đến việc bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (1972)

1972

Để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước

13. Công ước cuả LHQ về chống sa mạc hóa(UNCCD)

1994

Để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi, áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế, trong khuôn khổ của cách tiếp cận mang tính lồng ghép phù hợp với Chương trình nghị sự 21, với quan điểm đóng góp cho việc đạt được sự phát triển bền vững tại những khu vực bị ảnh hưởng

14. Công ước của LHQ về phòng chống tham nhũng

2005

a) Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn; (b) Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong việc phòng và chống tham nhũng, kể cả việc thu hồi tài sản; (c) Thúc đẩy sự liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công.

15. Công ước của LHQ về BĐKH

1992

Đạt được, phù hợp với những điều khoản thích hợp của Công ước, sự ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu

16. Nghị định thư Kyoto

1997

Nghị định thư đề cập đến mục tiêu và các thể chế của UNFCCC

17. Công ước của LHQ về quyền của người bản địa (UNDRIP)

2007

Phát huy các quyền của người dân tộc bản địa

 [1] Luật số 108/2016/QH13, được Quốc hội ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2016, Điều 6 (1).
[2] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017