Safeguard E Detail

Nội dung với Safeguard E E2 times .


Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), việc thay đổi mục đich sử dụng đất  của rừng tự nhiên sang một mục đích khác phải dựa vào các tiêu chí và điều kiện chuyển đổi được Chính phủ quy định[1].Luật Lâm nghiệp (2017) mới được thông qua gần đây (năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), nghiêm cấm một cách rõ ràng việc chuyển đổi rừng tự nhiên (trừ trường hợp các dự án quan trọng cấp quốc gia, các dự án quốc phòng hoặc các dự án đặc biệt khác được Chính phủ thông qua) [2]. Những yêu cầu về  Đánh giá tác động môi trường (EIA) và Đánh giá tác động xã hội (SIA) trong xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng đất và đánh giá các rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của REDD+ cho các PRAP cũng ngăn ngừa việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên[3].

Hướng dẫn thực hiện Luật Lâm nghiệp (năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) chưa được ban hành. Hướng dẫn thực hiện Luật Lâm nghiệp sẽ được chuẩn bị cho tham vấn, sửa đổi và ban hành.

Bộ NN &PTNT là đầu mối cho  cho việc thực hiện pháp luật về rừng ở Việt Nam. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ TN&MT các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác có trách nhiệm hơp tác với Bộ NN&PTNT trog việc thực hiện quản lý nhà nước về rừng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ở cấp tỉnh, Sở NN&PTNT có trách nhiệm xây dựng PRAP trình UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt. Bộ NT&MT, Sở TN&MT trong phạm vi địa phương mình có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường xã hội.


[1] Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Điều 27; xem Nghị định số 23/2006 / NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 34/2011 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[2] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 14.
[3] Nghị định 18/2015 / NĐ-CP của Chính phủ; Bộ NN & PTNT số 5414/2015/QĐ-BNN-TCLN.


Một số lợi ích và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc không chuyển đổi rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái đã được xác định thông qua các quy trình lập kế hoạch REDD + ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Những lợi ích và rủi ro này, và các biện pháp được đề xuất để tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro, được thảo luận chi tiết trong nguyên tắc đảm bảo an toàn E3.1.2, trong đó xem xét việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học. Nguyên tắc đảm bảo an toàn E3 cũng cung cấp thông tin về các chính sách và giải pháp trong Chương trình quốc gia về REDD+ về hỗ trợ bảo tồn rừng tự nhiên.


Các thông tin sau đây cho thấy tình trạng và xu hướng của một số chỉ số liên quan đến rừng tự nhiên ở Việt Nam trên toàn quốc. Những con số này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tiến độ thực hiện các quy định có liên quan để ngăn chặn việc chuyển đổi và thúc đẩy bảo tồn rừng tự nhiên và thực hiện các chính sách và giải pháp REDD + có liên quan ở cấp quốc gia.

Số liệu thống kê về độ che phủ rừng tự nhiên

  • Mô tả: Bảng biểu về độ che phủ rừng tự nhiên, theo tỷ lệ phần trăm hoặc hecta, cấp quốc gia và tại các tỉnh có rừng.

Năm 2021 [1]

 

Diện tích có rừng (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

TOÀN QUỐC

Tổng

14.745.201

10.171.757

4.573.444

42,02

Vùng Tây Bắc

Tổng

1.808.285

1.584.974

223.310

47,06

Vùng Đông Bắc

Tổng

3.970.714

2.331.602

1.639.112

56,34

Vùng Sông Hồng

Tổng

83.326

46.326

37.000

6,18

Vùng Bắc Trung Bộ

Tổng

3.131.061

2.201.435

929.625

57,35

Vùng Duyên Hải

Tổng

2.451.496

1.566.677

884.820

50,43

Vùng Tây Nguyên

Tổng

2.572.701

2.104.097

468.604

45,94

Vùng Đông Nam Bộ

Tổng

479.871

257.304

222.566

19,42

Vùng Tây Nam Bộ

Tổng

247.748

79.341

168.407

5,44

[1] Kèm theo Quyết định số: 2860/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 07 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các tỉnh Hà Nam. Thái Nguyên chưa công bố hiện trạng rừng năm 2021. sử dụng số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2020

 

Bản đồ che phủ rừng tự nhiên

  • Mô tả: Bản đồ hiện trạng rừng tự nhiên, rừng trồng và các loại đất khác

      Bản đồ hiện trạng rừng tự nhiên năm 2022

                              

Thay đổi độ che phủ rừng tự nhiên

  • Mô tả: Bảng biểu về sự thay đổi rừng tự nhiên ở cấp quốc gia và tại các tỉnh có rừng, vd diện tích đã bị chuyển đổi sang các loại rừng/sử dụng đất khác và diện tích tăng lên   

Chuyển đổi rừng tự nhiên trên toàn quốc

  • Mô tả: Bảng biểu về sự thay đổi rừng tự nhiên ở cấp quốc gia và đã được chuyển đổi sang loại rừng khác hoặc mục đích sử dụng khác