Safeguard B Detail

Nội dung với đánh dấu (tag) address times .


Tại Việt Nam, tiếp cận thông tin bao gồm việc đọc, xem, nghe, sao chép và sao chụp các thông tin bao gồm chi tiết và dữ liệu được chứa trong các tài liệu và giấy tờ hiện hành và lưu trữ trong bài viết, bản in, văn bản điện tử, tranh ảnh, hình ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, ghi hình, ghi âm thanh hoặc các hình thức khác do các cơ quan Nhà nước ban hành[1]. Thông tin phải được công bố sao cho người dân có khả năng tiếp cận thông tin một cách miễn phí/tự do, trừ trường hợp thông tin được phân loại một cách rõ ràng là không cho phép tiếp cận hoặc có điều kiện[2]. Việc tiếp cận thông tin bao gồm cả công bố thông tin với công chúng và cung cấp thông tin khi được yêu cầu.[3]

Quyền được tiếp cận thông tin được công nhận ở Việt Nam trong Hiến pháp (2013)[4] và trong Luật về Tiếp cận Thông tin (2016)[5] cũng như các tài liệu có liên quan trong đó có Nghị định số 13/2018/ND-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin (2016) (Khoản 2). Người dân có thể tiếp cận thông tin được công bố công khai hoặc yêu cầu được tiếp cận hầu hết các thông tin một cách dự do bằng cách gửi yêu cầu[6]. . Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin được cung cấp những hướng dẫn về việc cập nhật và công bố thông tin mà các cơ quan này chịu trách nhiệm[7]. Các cơ quan cũng sẽ được hướng dẫn về cách cung cấp thông tin sau khi nhận được yêu cầu[8]. Một số thông tin được phân loại một cách rõ ràng là không được tiếp cận hoặc tiếp cận với điều kiện cụ thể [9]. Việc đảm bảo tính công khai và minh bạch về cung cấp thông tin cũng được nhắc đến trong Luật phòng chống tham nhũng (2005). Nếu nhu cầu tiếp cận thông tin không được đáp ứng, công dân có quyền khiếu nại theo điều khoản của Luật Khiếu nại (2011).[10]

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quy định các hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Luật tiếp cận thông tin (2016). Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chung. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước chung đối với việc giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại 2011.

Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước khác cũng như các cơ quan tương ứng ở địa phương trách nhiệm quản lý việc giải quyết khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc tuân thủ pháp luật về khiếu nại theo quy định của pháp luật

 

[1] Luật tiếp cận thông tin (2016), Điều 2 (1,3).
[2] Luật Tiếp cận thông tin (2016), Điều 5, 6 & 7.
[3] Luật tiếp cận thông tin (2016), Chương II (tiết lộ thông tin) và Chương III (cung cấp thông tin theo yêu cầu).
[4] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 25.
[5] Luật tiếp cận thông tin (2016).
[6] Luật Tiếp cận thông tin (2016), Điều 10, 18 và 23.
[7] Luật Tiếp cận thông tin (2016), Điều 9 & 34.
[8] Luật tiếp cận thông tin (2016), các điều 29 và 30.
[9] Luật Tiếp cận thông tin (2016), Điều 6.
[10] Luật Khiếu nại (2011), Điều 14 & 15

 


Chương trình quốc gia về REDD+ phân công nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân thực hiện Chương trình REDD+ [1]. Phần nội dung của nguyên tắc đảm bảo an toàn D sẽ bao gồm thông tin về các cơ chế tham vấn và tham gia trong REDD+.

Một số các cơ chế và kênh chia sẻ thông tin đã được thiếp lập cho Chương trình quốc gia về REDD+:

  • Trang website REDD+ Việt Nam, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng về REDD+ tại Việt Nam, do Văn phòng BCĐNN quản trị.
  • Cổng thông tin REDD+, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng về tiến trình thực hiện REDD+, bao gồm các thông tin về không gian liên quan đến lập kế hoạch REDD+ và thay đổi độ che phủ rừng dựa trên dữ liệu Đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV). Cổng thông tin này là một phần của nền tảng FORMIS – Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp
  • Cơ sở dữ liệu về REDD+ tại Việt Nam, cung cấp thông tin cho người sử dụng được ủy quyền về các dự án và sáng kiến hỗ trợ thực thi REDD+.
  • Mạng lưới REDD+ Việt Nam, một diễn đàn mở gồm các thành viên từ các cơ quan Chính phủ và phi Chính phủ từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
  • Bản tin REDD+ được sản xuất định kỳ.

 

 [1] Chương trình quốc gia về REDD+  2017, QĐ số  419/QD-TTg ngày 5/4/2017.


Hướng dẫn quốc gia xây dựng PRAP[1] quy định trách nhiệm về chia sẻ và tuyên truyền thông tin về REDD+. Các sở NN&PTNT cấp tỉnh cùng với các sở ban ngành khác được hướng dẫn để thực hiện các hoạt động giáo dục và truyển thông nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các bên có liên quan về bình đẳng giới, khuyến khích sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động REDD+ và lồng ghép REDD+ vào các chương trình dự án cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống trong và gần rừng.

Trong phạm vi của Chương trình giảm phát thải khu vực Bắc Trung Bộ của Quỹ Các-bon, các hoạt động về truyền thông đều hướng tới mục tiêu “phổ biến thông tin một cách kịp thời về Chương trình giảm phát thải tới các bên liên quan và tài liệu hóa những bài học và kết quả đạt được của Chương trình [2]. Chương trình giảm phát thải sử dụng cách tiếp cận quản lý đồng hợp tác thích ứng, được vận hành thông qua các Hội đồng quản lý rừng. Những hội đồng này thực hiện một loạt các nhiệm vụ bao gồm: thiết lập mạng lưới truyền thông, thúc đẩy sự trao đổi thông tin để các bên liên quan đều có thể tiếp cận [3].

 

[1] Chương 2, phần 5, QĐ số. 5414/2015/QD-BNN-TCLN.

Tiếng Việt:

http://vietnam-redd.org/Upload/Download/File/5414_QĐ-BNN-TCLN_PRAP_guidelines_5755.pdf;

Tiếng Anh:

http://vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/Library-GovernmentDocuments/Decision%205414.PRAPguidelines.EN.pdf

[2] Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF), quỹ Các-bon. Chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 05/01/2018

[3] Chương trình giảm phát thải (ER-PD). Phụ lục 8: Cách tiếp cận quản lý đồng hợp tác thích ứng (ACMA) và Cơ chế chia sẻ lợi ích (BSM). Ngày đệ trình: 05/01/2018.

 


Theo luật pháp của Việt Nam, trách nhiệm giải trình được hiểu là “việc cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước về việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao” [1]. Hay nói rộng hơn, trách nhiệm giải trình gắn liền với sự minh bạch của các hoạt động của các cơ quan công quyền, tổ chức, đơn vị với mục đích đảm bảo một cách tiếp cận dân chủ để quản lý Nhà nước, công nhận vai trò giám sát của toàn xã hội.[2]  Đối với ngành lâm nghiệp, Việt Nam đã thành lập các thể chế cụ thể có khả năng thúc đẩy minh bạch trong các hoạt động của ngành, bao gồm giám sát và theo dõi các nguồn tài chính. Hơn nữa, ngân sách ngành lâm nghiệp phải được trình và xem xét bởi Quốc hội và Chính phủ, và thông tin về ngân sách của các cơ quan lâm nghiệp phải được công bố công khai. Trách nhiệm giải trình cũng liên quan đến việc thông qua và thực hiện các chính sách, luật và quy định để giải quyết tham nhũng và trường hợp sử dụng sai ngân sách.

Luật Phòng chống tham nhũng (2005) và Luật Số 27/2012/QH13 sửa đổi và bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng định nghĩa tham nhũng và các hành vi tham nhũng, bắt buộc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử cho công chức nhà nước và yêu cầu các công chức ở một cấp độ nhất định phải kê khai tài sản, và ghi rõ rằng tất cả các công chức đều được yêu cầu báo cáo các hành vi tham nhũng nếu chứng kiến[3]. Thêm vào đó, việc thu mua tài sản và dịch vụ công cần minh bạch và trình tự và thủ tục giao chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công khai[4]. Việc lấy ý kiến của công chúng đối với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách và các quyết định về quy hoạch sử dụng đất cũng được quy định trong luật[5]. Trong trường hợp các cơ quan nhà nước có quyền hạn xem xét và phê duyệt các dự án và ngân sách nhà nước, các cơ quan này có trách nhiệm giải trình và kiểm toán ngân sách[6]. Nếu các yêu cầu này không được thực hiện, người dân có thể thực hiện khiếu nại với lãnh đạo các cơ quan hoặc thực hiện tố cáo[7] [8]. Các cơ quan Chính phủ cũng được yêu cầu báo cáo thường niên về các hoạt động phòng chống tham nhũng được thực hiện trong phạm vi quyền hạn tương ứng[9].

Ban chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương có trách nhiệm quốc gia về hướng dẫn, điều phối, thanh tra và thúc đẩy công tác chống tham nhũng.  Quốc hội và Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội giám sát công tác chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Ban thanh tra nhân dân ở các cấp giám sát công tác chống tham nhũng ở địa phương của mình. Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ, thanh tra Tỉnh, thanh tra Huyện: chỉ đạo công tác thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về chống tham nhũng. Khi phát hiện những dấu hiệu của hành vi tham nhũng, các cơ quan này đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức hoạt động kiểm toán để phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng trong hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. VKSNDTC có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo hoạt động truy tố các tội phạm tham nhũng, kiểm soát các hoạt động điều tra, truy tố và thi hành án các bản án xét xử tội phạm tham nhũng. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết các tố cáo trong phạm vi địa phương mình.

 

1] Nghị định của Chính phủ số 90/2013 / NĐ-CP, Điều 3 (1).
[2] Nguyễn Tuấn Khánh 'Nâng cao cơ sở pháp lý cho trách nhiệm', http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201309/hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-trach-nhiem-giai-trinh-292197, ngày 18 tháng 11 năm 2013
[3] Luật chống tham nhũng (2005), các điều 1, 3, 36, 38 và 45.
[4] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 13 và 21.
[5] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 15 và 21.
[6] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 20 và 28.
[7] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 72.
[8] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 84.
[9] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 33.

 


Một số rủi ro liên quan đến trách nhiệm giải trình và tham nhũng đã được xác định thông qua các quy trình lập kế hoạch REDD + ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Đánh giá năm 2017 về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cuả các giải pháp trong Chương trình quốc gia về REDD+[1] đã xác định các rủi ro trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào “nhóm lợi ích” trong quy trình và/hoặc lợi ích từ REDD +. Ví dụ về một số rủi ro:

  • Thiếu minh bạch và các quy trình tham vấn đánh giá tác động môi trường/đánh giá môi trường chiến lược không được thực thi đầy đủ;
  • Các cơ chế tài chính (như vườn ươm doanh nghiệp) có thể phục vụ tốt hơn lợi ích của khu vực tư nhân với chi phí của các hộ gia đình bỏ ra ở mức độ thấp; và
  • Lợi ích nhóm trong các lợi ích và mô hình kinh doanh đối với rừng tự nhiên.

Ở cấp quốc gia, những giải pháp được đề xuất để giải quyết những rủi ro liên quan đến trách nhiệm giải trình/kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là lợi ích nhóm, bao gồm:

  • Cần hướng dẫn rõ ràng đảm bảo các quy trình tham vấn có sự tham gia và minh bạch, bao gồm (i) lựa chọn đại diện, (ii) bao gồm các nhóm bị ảnh hưởng, bao gồm các vấn đề về giới, (iii) không giới hạn việc tiếp cận đối với các bên liên quan, (iv) thông tin được chia sẻ và thảo luận, (v) số lượng và tần suất tham vấn, v.v. Hướng dẫn cũng cần có mẫu báo cáo sẽ được chia sẻ cho công chúng thông qua hệ thống thông tin để đảm bảo các bên có đầy đủ thông tin được ghi nhận và xem xét trong quá trình tham vấn
  • Xây dựng chính sách, nguyên tắc, thủ tục và hướng dẫn vận hành tiêu chuẩn cho các cơ chế tài chính nhằm tăng cường các lợi ích và giảm thiểu rủi ro xã hội. Đảm bảo có các biện pháp đảm bảo an toàn để bảo vệ các cộng đồng và những hộ sản xuất nhỏ trong chuỗi sản xuất hàng hóa
  • Xác định và thực hiện quy trình giao đất rừng một cách phù hợp để giải quyết những rủi ro về mất công bằng, và tăng cường những tác động tích cực về mặt xã hội từ việc giao đất giao rừng.
  • Tăng cường năng lực cho các cơ quan hỗ trợ thực thi, ví dụ các Ban quản lý rừng, các đơn vị khuyến nông v.v. về các quy trình và nguyên tắc đảm bảo an toàn

Ngoài ra, cơ chế giải quyết mâu thuẫn khiêu nại đối với các hoạt động REDD+ tại Việt Nam có thể giải quyết được những rủi ro về trách nhiệm giải trình, tham nhũng và nhóm lợi ích (xem Nguyên tắc ĐBAT B2). Quy trình hiện có đảm bảo sự minh bạch và chia sẻ lợi ích công bằng được nêu trong  Nguyên tắc ĐBAT B2.[GU1]

Ở cấp địa phương, phân tích những rủi ro và lợi ích về môi trường và xã hội cũng là một yêu cầu bắt buộc khi xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh)[2]. Bên cạnh các lợi ích – rủi ro và môi trường đề cập ở trên, hướng dẫn quốc gia về xây dựng PRAP cũng đưa ra định hướng về đánh giá rủi ro và lợi ích xã hội và môi trường của các hoạt động REDD+ được đề xuất trong các kế hoạch này.  Các đánh giá rủi ro và lợi ích môi trường và xã hội của các giải pháp và chính sách REDD+, đặc biệt cấp tỉnh, đã được tiến hành thông qua Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược trong quá trình xây dựng Chương trình Giảm phát thải ở các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam do FCPF tài trợ, và  thông qua đánh giá về Các vấn đề xã hội và môi trường cần lưu ý đối với Dự án Quản lý rừng bền vững khu vực Tây bắc (SUSFORM-NOW) do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) trong Chương trình giảm phát thải cũng đã xác định những rủi ro liên quan đến nhóm lợi ích (vd những lợi ích và khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên từ rừng) [3]

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[2] Chương 3, QĐ 5414/2015/QD-BNN-TCLN.

[3] Chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 05/01/2018


Chương trình quốc gia về REDD+[1]  đã đưa ra giải pháp về vốn để thực hiện REDD+ trong giai đoạn 2017-2020. Những nguồn vốn được xác định bao gồm:

a) Nguồn vốn trong nước:

+ Vốn ngân sách nhà nước từ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động; chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và các chương trình, dự án khác trong giai đoạn 2016-2020.

+ Đầu tư từ các doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác thông qua thị trường; tiền thu từ bồi hoàn giá trị rừng, huy động đóng góp của người dân và từ các chương trình, dự án khác có liên quan.

+ Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại).

b) Nguồn vốn quốc tế

Đóng góp, tài trợ, ủy thác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và các thể chế tài chính khác; nguồn thu nhận được từ kết quả thực hiện REDD+, bao gồm cả nguồn thu từ kinh doanh tín chỉ các - bon rừng.

c) Các nguồn vốn hợp pháp khác

Bộ NN&PTNT được Chính phủ ủy quyền thực hiện đàm phán và ký kết các thoả thuận hỗ trợ tài chính với các nhà tài trợ quốc tế cam kết đóng góp cho Quỹ REDD+ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Bộ KHĐT Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý và thực hiện Chương trình REDD+ [2].

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017, 5.2. Huy động nguồn tài chính

[2] Chương trình REDD+ quốc gia 2017, QĐ 419/QD-TTg dated 5/4/2017, 6.2. Tổ chức thực hiện


Trong bối cảnh Việt Nam, thuật ngữ “pháp quyền” có nghĩa là pháp luật là công cụ chính để điều chỉnh xã hội và mọi cá nhân và tổ chức phải tuân thủ pháp luật. Đặt trong bối cảnh REDD+, điều này có nghĩa tất cả các cơ quan công quyền được kỳ vọng là sẽ hành xử phù hợp với thẩm quyền được pháp luật quy định và tuân theo các quy tắc ứng xử được quy định trong khung pháp luật của Việt Nam.


Khung pháp lý của Việt Nam quy định rõ ràng về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất và đất rừng. Hiến pháp Việt Nam ghi rõ rằng tất cả đất đai và tài nguyên thiên nhiên đều là tài sản công, thuộc quyền sở hữu của công dân Việt Nam nói chung, và được Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý đất đai[1]. Hiến pháp và Luật Đất đai (2013) [2] công nhận quyền của các tổ chức và cá nhân được giao và cho thuê đất và được công nhận quyền sử dụng đất bởi Nhà nước qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có quyền chuyển giao quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan tuân thủ pháp luật. Hộ gia đình được giao đất nông nghiệp và đất ở có các quyền được bảo vệ theo Luật Đất đai (2013), bao gồm quyền được đền bù trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất hoặc tái định cư[3]. Những quyền này rất quan trọng trong bối cảnh các hoạt động REDD+ có liên quan đến những thay đổi về sử dụng đất hoặc các biện pháp tăng cường bảo tồn rừng. Luật Đất đai cũng cóquy định về đền bù cho các hộ dân sử dụng đất nông nghiệp nhưng chưa được cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất[4].

Lập kế hoạch sử dụng đất: Chương trình quốc gia về REDD+[5] và các PRAP bao gồm các hoạt động lập kế hoạch sử dụng đất có khả năng ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Luật Đất đai (2013) và Nghị định 43/2014/ND-CP hướng dẫn chi tiết một số điều khoản của Luật Đất đai (2014) [6] cung cấp một khung pháp lý cho các quy trình lập kế hoạch, bao gồm các cách giải quyêt các mối quan ngại về việc thay đổi sử dụng đất có thể ảnh hưởng đến đất rừng hay giấy chứng nhận quyền sử dung đất hiện tại của các hộ gia đình, các cá nhân và cộng đồng. Nghị định 47/2014/NĐ-CP[7] về các quy định đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cung cấp những hướng dẫn chi tiết về quy trình và đánh giá cho việc đền bù trong trường hợp thu hồi đất do Nhà nước thực hiện. Quyết định 63/2015/QĐ-TTg[8] về hỗ trợ chính sách trong đào tạo nghề và tìm việc cho những người lao động có đất bị Nhà nước thu hồi quy định những hỗ trợ thêm cho công dân có đất bị thu hồi.

Giao đất lâm nghiệp: Luật Lâm nghiệp (2017) quy định cách thức giao đất lâm nghiệp theo các nhóm phân loại đất rừng như sau[9]:

  • Rừng đặc dụng (SUF) được giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng; các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đào tạo và giáo dục, đào tạo nghề trong lâm nghiệp; các cộng đồng; và các thực thể kinh tế.
  • Rừng phòng hộ được giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ; các tổ chức hoạt động trong các ngành khoa học và công nghệ đào tạo và giáo dục đào tạo nghề trong lâm nghiệp; các hộ dân và cá nhân, các cộng đồng, và các thực thể kinh tế. Rừng phòng hộ nhìn chung được giao cho các Ban quản lý Rừng phòng hộ[10]. Ngoài ra, trong trường hợp rừng phòng hộ không được giao cho Ban quản lý, rừng phòng hộ có thể giao cho các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân theo hợp đồng sử dụng cho các mục đích được cho phép, nhưng phải được sử dụng cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và không được phép sử dụng làm thế chấp hay phục vụ những công cụ tài chính khác. Điều này cũng được áp dụng đối với rừng đặc dụng[11].
  • Rừng sản xuất được giao không tính thuế cho các hộ dân và cá nhân cũng như Ban quản lý các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có đất rừng sản xuất nằm trong khu vực rừng rừng được giao[12]. Nhà nước cũng tiến hành cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng cho các thực thể kinh tế, các hộ dân và cá nhân, và thu tiền thuê một lần hoặc định kỳ hàng năm[13].

Trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi là đất rừng, việc đền bù được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004)/Luật Lâm nghiệp (2017)[14]  với những quy định chi tiết trong các văn bản dưới luật và có thể bao gồm việc giao hoặc cho thuê một khu vực đất rừng khác.

Bộ NN &PTNT có trách nhiệm quản lý chung về rừng; Sở NN&PTNT có trách nhiệm quản lý rừng trong phạm vi địa phương mình. Chi cục kiểm lâm các tỉnh cũng như các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở NN&PTNT có trách nhiệm bảo đảm rằng đất lâm nghiệm được quản lý và sử dụng phù hợp với mục đích được pháp luật quy định.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh và các Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của luật[15].

Các ban quản lý rừng xây dựng kế hoạch phát triển rừng ở các khu vực do mình quản lý; ký hợp đồng với các hộ gia đình để hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện có liên quan.

[1] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 53.
[2] Luật đất đai (2013).
[3] Luật Đất đai (2013), Điều 77.
[4] Luật Đất đai (2013), Điều 77.
[5] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[6] Nghị định 43/2014 / NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (2014)
[7] Nghị định 47/2014 / NĐ-CP
[8] Quyết định 63/2015 / QĐ-TTg
[9] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019) Điều 16-17.
[10] Luật Đất đai (2013), Điều 136.
[11] Luật Đất đai (2013), Điều 137.
[12] Luật Lâm nghiệp (2017), Điều 16.
[13] Luật Lâm nghiệp (2017), Điều 17.

[14] Luật Lâm nghiệp (2017)

[15] Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, và Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2015.

 


Những lợi ích và rủi ro liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch REDD+ ở cấp trung ương và địa phương. Báo cáo đánh giá những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn (2017) khi thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[1]  đã xác định những lợi ích và rủi ro sau đây:

  • Chính sách và giải pháp REDD+ có thể hỗ trợ cải thiện quyền tiếp cận và sử dụng đất và tài nguyên rừng (nguồn vốn tự nhiên);
  • Mất đi tài sản sản xuất, không được tiếp cận hoặc mất quyền sử dụng rừng/đất lâm nghiệp và do đó làm tăng xung đột về sử dụng đất;
  • Hạn chế tiếp cận các tài nguyên nhằm phục vụ sinh kế;
  • Thiếu quan tâm chăm nuôi hoặc loại bỏ các khu rừng trồng ven biển tại các khu vực là rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.

Ở cấp quốc gia, những giải pháp được khuyến nghị để tăng cường những lợi ích và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng bao gồm:

  • Công cụ hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp sẽ bao gồm các tiêu chí về xã hội để tránh/giảm thiểu các tác động đến quyền sử dụng đất và tài sản sản xuất và sinh kế. Cần quan tâm đến các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và vấn đề giới trong quá trình lập kế hoạch.
  • Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) và các hoạt động nhằm cải thiện quá trình tham vấn, sự tham gia và minh bạch là cơ hội để xem xét các rủi ro và lợi ích trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành lâm nghiệp. Cần đảm bảo có sự tham gia của các đại diện của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn bộ quá trình
  • Tiến hành thẩm định và xác minh thực địa để đảm bảo các cộng đồng không bị tác động tiêu cực bởi quá trình quy hoạch sử dụng đất và các quyền của cộng đồng được tôn trọng, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số và nữ giới
  • Làm rõ và thực hiện đúng các thủ tục giao đất lâm nghiệp và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và các vấn đề ngoài phạm vi giao đất lâm nghiệp để tăng cường các lợi ích xã hội tiềm năng bằng cách kết hợp với các khoản đầu tư hỗ trợ khác trong cộng đồng/hộ gia đình để phát triển, quản lý và bảo vệ đất rừng một cách hiệu quả (ví dụ như thông qua việc tăng cường tiếp cận tín dụng và đào tạo).
  • Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn cho các hoạt động về đồng quản lý, mô hình kinh doanh NTFP và sinh kế.
  • Thực hiện các hoạt động trồng rừng và quản lý rừng bền vững cần quan tâm sự tham gia của cộng đồng (tạo việc làm/cơ hội sinh kế) và xem xét các vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng. Cần dành một phần thích đáng cho việc thúc đẩy phát triển rừng và quản lý rừng bền vững đối với các hộ sản xuất nhỏ và các hợp tác xã lâm nghiệp
  • Thúc đẩy thực hiện quản lý rừng cộng đồng /đồng quản lý để giải quyết các vấn đề xung đột tiềm tàng cũng như thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động trồng rừng / tái trồng rừng (chuẩn bị đất, trồng, chăm sóc, bảo vệ v.v).

Ở cấp tỉnh, phân tích rủi ro và lợi ích về môi trường và xã hội là nội dung bắt buộc khi xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAPs) [2]. Các đánh giá rủi ro và lợi ích môi trường và xã hội của các giải pháp và chính sách REDD+, đặc biệt cấp tỉnh, đã được tiến hành thông qua Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược trong quá trình xây dựng Chương trình Giảm phát thải ở các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam do FCPF tài trợ, và  thông qua đánh giá về Các vấn đề xã hội và môi trường cần lưu ý đối với Dự án Quản lý rừng bền vững khu vực Tây bắc (SUSFORM-NOW) do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Chương trình giảm phát thải ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã tiến hành đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và chuẩn bị khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), cũng xác định các rủi ro liên quan đến sử dụng đất và rừng, quyền hưởng dụng đất, tiếp cận nguồn lực và sinh kế luôn được xem là những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến thực hiện REDD + được xác định thông qua SESA[2]. Rủi ro được xác định bao gồm: tiềm năng giảm khả năng tiếp cận tài nguyên rừng và lâm sản ngoài gỗ (NTFP) đối với các cộng đồng phụ thuộc vào rừng thông qua cải thiện quản trị rừng; tác động xã hội từ việc mất đất trước đây được sử dụng cho nông nghiệp hoặc hạn chế trong việc tiếp cận rừng để thu hái LSNG; và các vấn đề về giới và nghèo có liên quan đến việc tiếp cận với rừng. Khung chính sách tái định cư (RPF) đã được chuẩn bị cho ER-P đưa ra các nguyên tắc và mục tiêu, các tiêu chí đối với người di dời, phương thức bồi thường và phục hồi, các quy định về sự tham gia và thủ tục khiếu nại liên quan đến hướng dẫn bồi thường và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng bởi chương trình. Một Khung Quy trình (PF) cũng đã được chuẩn bị để hướng dẫn các thủ tục xác định, đánh giá, giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sinh kế địa phương do hạn chế tiếp cận.

[1] Chương 3, Quyết định số 5414/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT.
[2] Văn kiện chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 5 tháng 1 năm 2018

 


Việc thực hiện REDD+ có thể gây ra những tác động đáng kể đến những xung đột về tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn tài nguyên khác[1]. Các cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại trong quá trình thực hiện REDD+, được gọi chung là Cơ chế phản hồi giải quyết mâu thuẫn khiếu nại (Grievance Redress Mechanisms - GRM) là cần thiết để xem xét và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun, bao gồm các mâu thuẫn liên quan đến các quyền đối với đất và đất rừng. GRM áp dụng trong REDD+ tại Việt Nam được đề cập chi tiết hơn trong phần Nguyên tắc đảm bảo an toàn B2.6.

 

[1] Hướng dẫn chung của FCPF/UN-REDD cho các quốc gia thực hiện REDD+, tháng 6/2015.


Hiến pháp (2013) nêu rõ rằng đất và tài nguyên thiên nhiên là tài sản thuộc về người dân và được Nhà nước đại diện cho người dân quản lý một cách thống nhất và công nhận các nguyên tắc về tiến bộ xã hội và bình đẳng trong cách tiếp cận phát triển kinh tế - xã hội độc lập dựa trên các nguồn lực nội bộ.[1].

Chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006-2020)[2] công nhận vai trò của rừng trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với các đồng bảo dân tộc thiểu số và các nhóm khác có sinh kế phụ thuộc vào đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Luật và các quy định về rừng của Việt Nam công nhận nhiều lợi ích và dịch vụ do rừng cung cấp và đưa ra các quy định cho việc phân chia và phân phối những lợi ích và dịch vụ từ rừng. Việc này bao gồm lợi ích kinh tế trực tiếp từ thu hoạch gỗ và các lâm sản ngoài gỗ cùng với những dịch vụ môi trường từ rừng. Nguyên tắc phân phối công bằng những lợi ích đến từ sử dụng các tài nguyên rừng sẽ được áp dụng trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ (NRAP)[3] và các PRAP.

Luật Lâm nghiệp (2017) có các điều khoản về những hoạt động khai thác được cho phép với từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), cho phép các chủ rừng xây dựng các kế hoạch và thu lợi từ rừng phù hợp với mục đích sử dụng rừng[4]. Luật này cũng bao gồm quy định việc chi trả cho bên cung cấp các dịch vụ môi trường theo các nguyên tắc “công khai, dân chủ, khách quan và công bằng, tuân theo luật Việt Nam và các công ước quốc tế” [5]. Việc hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững (ví dụ như REDD+) được công nhận là các dịch vụ môi trường rừng [6]. Luật Đa dạng sinh học (2008)[7] cũng nêu rõ rằng các tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ khai thác và sử dụng đa dạng sinh học bắt buộc phải chia sẻ nhưng lợi ích này với các bên liên quan.

Có nhiều luật và quy định hướng dẫn cách phân phối những lợi ích từ rừng, tùy theo loại rừng và lợi ích:

  • Quyết định 178/2001/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ[8] quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê hoặc ký hợp đồng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, với mục tiêu tạo ra động lực kinh tế khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định này nêu rõ các sản phẩm mà các hộ gia đình và cá nhân được phép thu hoạch hoặc trồng ở các loại rừng kháp nhau, mức độ thu hoạch và lợi ích (có thể bao gồm lợi nhuận kinh tế từ việc bán các sản phẩm cũng như một số quyền sử dụng đất nhất định như quyền sử dụng một phần diện tích đất được giao cho sản xuất nông nghiệp/ngư nghiệp) và mức miễn giảm thuế, tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Phù hợpvới các mục tiêu của luật, trong nhiều trường hợp các hộ gia đình có thể hưởng 80-100% lợi ích từ việc bán gỗ, các lâm sản ngoài gỗ như tre, cây trồng xen canh, v.v.
  • Nghị định 99/2010/NĐ-CP [9] và Nghị định số 147/2016/ND-CP[10] (sửa đổi một số điều trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP) nêu rõ rằng các khoản chi trả cho dịch vụ môi trường được thực hiện trên các nguyên tắc “minh bạch, dân chủ, khách quan, và công bằng, tuân theo hệ thống pháp luật của Việt Nam và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam thông qua hoặc tham gia, được đảm bảo”.[10]. Nghị định cũng nêu ra các loại dịch vụ môi trường được bao gồm trong luật (trong đó có hấp thụ/lưu trữ các-bon, REDD+)[11], định nghĩa bên cung cấp và bên chi trả dịch vụ môi trường rừng (bên cung cấp dịch vụ có thể bao gồm các chủ rừng, như hộ gia đình và các cá nhân cũng như các hộ gia đình và cá nhân ký hợp đồng), các phương pháp và mức chi trả, quản lý và sử dụng các quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng và cung cấp dịch vụ.

Bộ NN &PTNT có trách nhiệm quản lý chung về rừng; Sở NN&PTNT có trách nhiệm quản lý rừng trong phạm vi địa phương  mình. Các Chi Cục kiểm lâm tỉnh cũng như các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở NN &PTNT có trách nhiệm bảo đảm rằng đất lâm nghiệp được quản lý và sử dụng phù hợp với mục đích được pháp luật quy định. Quỹ phát triển rừng trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm phân chia phí dịch vụ bảo vệ môi trường từ bên sử dụng dịch vụ đến bên cung cấp dịch vụ.


[1] Hiến pháp (2013), Điều 50 và 53.

[2] Chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006-2020).

[3] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[4] Luật Lâm nghiệp (2017, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 52-60.

[5] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 62.

[6] Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019), Điều 61.

[7] Luật Đa dạng sinh học số 20/2008 / QH12.

[8] Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

[9] Nghị định 99/2010/NĐ-CP

[10] Nghị định số 147/2016/NĐ-CP

 


Một phần của việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+[1] là Nhà nước sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+, và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích[1], và cơ chế đồng quản lý cho rừng đặc dụng, dựa trên kết quả các hoạt động thí điểm REDD+ về chia sẻ lợi ích, và trong một số cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

Quyết định số 5399/2015/QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II áp dụng cho 6 tỉnh thí điểm[2], và sau đó sẽ xây dựng cơ chế và chính sách chia sẻ lợi ích REDD+ trên phạm vi toàn quốc để thực hiện các chương trình hành động REDD+ hoặc các kế hoạch hành động REDD+. Điều 6 của Quyết định nêu ra các nguyên tắc chia sẻ lợi ích: dựa trên hiệu quả; công bằng; Minh bạch và trách nhiệm giải trình; hiệu quả và hiệu suất: tính linh hoạt; có sự tham gia; và lợi ích của REDD+ không thay thế các lợi ích hợp pháp khác mà các cá nhân, tổ chức tham gia REDD+ được hưởng theo quy định của pháp luật. Quyết định này cũng đưa ra các yêu cầu và hoạt động đủ điều kiện, xác định các đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp, quy định các tiêu chí được áp dụng và các thủ tục giám sát và đánh giá, và giải thích các phương pháp tính toán và ước tính mức hưởng lợi/khuyến khích.

Như đã nói ở trên, NRAP (2017) đề xuất các hoạt động để thiết lập và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính cho REDD+[3], bao gồm nghiên cứu về hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp và quyền các-bon cho REDD+, phù hợp với các cơ chế khuyến khích và các quy định liên quan, trong đó có đánh giá cơ chế khuyến khích hiện tại và tiềm năng cho bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng quy định về quyền các-bon rừng và hoàn thiện hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+, lồng ghép vào cảnh quan rừng của Việt Nam.
Một ví dụ về cách tiếp cận chia sẻ lợi ích ở cấp độ địa phương của Chương trình Giảm phát thải (ER-P) tại sáu tỉnh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Cơ chế chia sẻ lợi ích (BSM) cho ER-P đã được thiết kế và thống nhất bởi các bên liên quan ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp xã. BSM nhằm mục đích đảm bảo rằng các lợi ích các-bon (cả tiền tệ và phi tiền tệ) được chia sẻ một cách công bằng và hiệu quả tới tất cả các bên liên quan sẽ có tác động trực tiếp đến việc giảm phát thải trong khu vực ER-P, bao gồm cả các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. BSM được đề xuất sẽ được thực hiện thông qua phương pháp quản lý hợp tác thích ứng của ER-P, bao gồm sự hợp tác giữa các tổ chức quản lý rừng (FMEs), các xã và cộng đồng để lồng ghép các lợi ích liên quan vào quản lý rừng địa phương, và được vận hành bởi Hội đồng quản lý lâm nghiệp (FMC).

 

[1] Thực hiện theo Quyết định số 5399/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT về việc ban hành các quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích REDD + trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
[2] Thực hiện theo Quyết định số 126/2012 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm về cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, thí điểm ở VQG Bạch Mã và Xuân Thủy.
[3] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + giai đoạn 2017 - 2020

 


Bình đẳng giới được công nhận trong Hiến pháp [1] cũng như trong Luật Bình đẳng giới (2006)[2], trong đó nêu các mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và biện pháp chung để thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ tình trạng phân biệt về giới[3]. Các cơ quan chính phủ, các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị-xã hội sẽ nỗ lực để đạt được những mục tiêu này, nâng cao nhận thức của các thành viên và thực hiện các biện pháp bổ sung, bao gồm việc thiết lập các cơ sở phúc lợi và các dịch vụ hỗ trợ[4].

Để đạt được các mục tiêu được nêu ra trong Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2020) [5] được xây dựng bao gồm các mục tiêu và mục đích cụ thể để tăng cường bình đẳng giới ở Việt Nam. Luật Đất đai (2013) cũng nêu rõ quyền sử dụng đất và tài sản như nhà và các tài sản gắn liền đất khác là quyền sở hữu chung của chồng và vợ và tên đầy đủ của cả người chồng và người vợ phải được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu trừ khi có thoả thuận khác[6].

Cuối cùng, theo Luật Ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật (Luật về làm luật) năm 2015, các vấn đề bình đẳng giới phải được đưa vào văn bản pháp luật và xem xét trong quá trình đánh giá tác động[7]. Nghị định 48/2009/ND-CP về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới yêu cầu các vấn đề bình đẳng giới phải được bao gồm trong trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý và trình bày những biện pháp khác để thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm thông tin và giáo dục, xây dựng các quy định pháp luật mới và xác định nguồn ngân sách cho các hoạt động này.[8].

Bộ Lao động và Thương binh Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện Luật bình đẳng giới (2006) và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (2011-2020).

[1] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 26
[2] Luật Bình đẳng giới (2006), Điều 6
[3] Luật Bình đẳng giới (2006), Điều 4, 6, 7 & 19
[4] Luật Bình đẳng giới (2006), Điều 31
[5] Quyết định số 2351/2010 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia giai đoạn 2011-2020 về bình đẳng giới.
[6] Luật đất đai (2013).
[7] Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015), Điều 5, 35, 69 và 87.
[8] Nghị định số 48/2009 / NĐ-CP quy định các biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới chi tiết các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, Điều 1 và Điều 4-14.


Nguyên tắc 1.4 của Chương trình Quốc gia về REDD+ (NRAP) của Việt Nam[1] quy định rằng các hoạt động REDD+ cần giải quyết các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng, cũng như các vấn đề về quản trị rừng, các cân nhắc về giới và các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong REDD+, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả các bên liên quan, bao gồm cả phụ nữ. Hướng dẫn quốc gia[2] về xây dựng PRAP cũng yêu cầu các nhà hoạch định cấp tỉnh đánh giá các lợi ích và rủi ro xã hội và môi trường trong việc thực hiện các hoạt động REDD+ đã xác định, bao gồm các tác động đối với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo và người dân tộc thiểu số.
Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến bình đẳng giới đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch REDD+ ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Đánh giá năm 2017 về các lợi ích và rủi ro tiềm tàng phát sinh từ Chương trình quốc gia về REDD+  đã xác định các biện pháp sau đây để đóng góp cho bình đẳng giới. Đặc biệt hơn, cần xem xét đến việc đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào trong các quy trình lập kế hoạch sử dụng đất và đánh giá tác động môi trường, và trong chia sẻ lợi ích.

Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro và tăng cường các lợi ích liên quan đến bình đẳng giới đã được xác định thông qua các quy trình lập kế hoạch REDD+ ở cấp quốc gia và cấp quốc gia. Đánh giá năm 2017 về các lợi ích và rủi ro tiềm tàng phát sinh từ Chương trình quốc gia về REDD+  đã xác định các biện pháp sau đây để đóng góp cho bình đẳng giới.

  • Công cụ hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp sẽ bao gồm các tiêu chí về xã hội để tránh/giảm thiểu các tác động đến quyền sử dụng đất và tài sản sản xuất và sinh kế. Cần quan tâm đến các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và vấn đề giới trong quá trình lập kế hoạch;
  • Các hướng dẫn rõ ràng sẽ được xây dựng và thực hiện cho các can thiệp liên quan đến quản lý rừng hợp tác, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và sinh kế, bao gồm ví dụ: sàng lọc và khảo sát tác động xã hội; FPIC và các phương pháp có cân nhắc tính nhạy cảm về giới; và các hướng dẫn về lựa chọn và tham gia của người thụ hưởng để đảm bảo các hộ nghèo, phụ nữ sẽ được chọn lựa v.v.

Một ví dụ về các biện pháp được thực hiện ở cấp địa phương là Kế hoạch hành động về giới, một phần của Khung quản lý môi trường và xã hội của Chương trình giảm phát thải bao gồm sáu tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Mục tiêu của Kế hoạch hành động về giới là thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào chương trình, chia sẻ lợi ích và tối đa hóa bình đẳng giới và bao gồm các chỉ số cụ thể về giới để theo dõi kết quả và tác động[3].

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017.
[2] Phụ lục 2: Các bước phát triển PRAP, Quyết định số 5414/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT.
[3] Tài liệu chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 5 tháng 1 năm 2018


Khung pháp lý của Việt Nam xác định một số cơ chế và sắp xếp thể chế để hỗ trợ phối hợp liên ngành, bao gồm các kênh thông tin giữa các ngành và cấp của chính phủ cho vấn đề quản lý rừng.

Về lĩnh vực xây dựng luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015)[1]  yêu cầu các luật mới phải được rà soát chặt chẽ, đặc biệt là bởi các cơ quan khác ngành, để đảm bảo tính nhất quán với các quy định pháp luật khác. Đồng thời quá trình xây dựng luật cũng bao gồm sự tham gia của các bộ - ngành khác. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Lâm nghiệp (2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)[2] yêu cầu sự phối hợp và hỗ trợ của các bộ - ngành khác (không có trách nhiệm liên quan đến rừng) trong việc thực hiện.

Đối với lĩnh vực lập kế hoạch sử dụng đất và ngành lâm nghiệp (đó là các quá trình lập kế hoạch có liên quan đến REDD+ nhiều nhất), phối hợp liên ngành là một thành tố quan trọng được quy định trong Luật Đất đai (2013)[3]  và Luật Lâm nghiệp (2017) [2]

Nghị định 34/2016/NĐ-CP tháng 05/2016[4] về chi tiết một số điều khoản và hướng dẫn thực hiện Luật về ban hành các văn bản pháp lý quy định chi tiết các thủ tục cần được thực hiện để đảm bảo tính nhất quán giữa các luật mới và các chính sách và quy định hiện hành.

Nghị định 43/2014/ND-CP[5] quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai, cụ thể hóa các quy trình/thủ tục liên quan đến phối hợp giữa các bộ - ngành và các bên liên quan khác trong quá trình xây dựng các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Nghị định 23/2006/ND-CP[6] mô tả trình tự và thủ tục xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bao gồm xem xét các ý kiến đóng góp từ các bộ - ngành liên quan, đồng thời quy định vai trò của các bộ/ ngành liên quan và các bên liên quan khác trong việc thực hiện

Thêm vào đó, Khung pháp lý cũng có quy định yêu cầu hợp tác liên ngành. Cụ thể, Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định sắp xếp tổ chức và hoạt động đối với hoạt động bảo vệ rừng, bao gồm yêu cầu về phối hợp với các cơ quan liên quan (ví dụ như các lực lượng vũ trang và chủ rừng) trong các hoạt động bảo vệ rừng, bao gồm các quyền hạn phòng ngừa, phát hiện và xử lý[7].

[1] Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015)
[2] Luật Lâm nghiệp (2017), Điều 12.
[3] Luật Đất đai (2013), Điều 35.
[4] Nghị định 34/2016 / NĐ-CP ngày tháng 5 năm 2016
[5] Nghị định 43/2014 / NĐ-CP
[6] Nghị định 23/2006 / NĐ-CP
[7] Nghị định số 119/2006 / NĐ-CP của Chính phủ, Điều 9.


Liên quan đến các cơ chế phối hợp cụ thể cho REDD+, Chương trình  quốc gia về REDD+ (2017)[1] kêu gọi Xây dựng cơ chế nhằm thúc đẩy và giám sát sự hợp tác liên ngành ở các cấp, liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình đối tác công - tư; khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư thôn trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát thực hiện chương trình, dự án REDD+. Ngoài ra, từng chính sách và giải pháp REDD+ trong NRP cần phải xác định rõ đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện trong số nhiều ngành khác nhau.

Ban chỉ đạo quốc gia Chương mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và thực hiện REDD+ là cơ quan chỉ đạo việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ (NRAP). Văn phòng Ban chỉ đạo là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo. NRAP xác định trách nhiệm thực hiện và điều phối của các Bộ, ngành liên quan trong đó có Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các tỉnh.[1].

Ở cấp quốc gia, Mạng lưới REDD+ được thành lập để hỗ trợ điều phối việc lập kế hoạch và thực hiện REDD+ và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan. Mạng lưới được thành lập theo Quyết định số 2614/QĐ-BNN-LN: Thành lập mạng lưới quốc gia và các tiểu nhóm kỹ thuật về REDD+ ngày 16 tháng 9 năm 2009. Đến năm 2018, có hơn 300 thành viên từ các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp địa phương.

Nhiệm vụ của mạng lưới REDD Quốc gia: Chuẩn bị kế hoạch hành động cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả hệ thống REDD Quốc gia của Việt Nam; Thiết lập các sự kiện quan trọng và thời hạn thực hiện cho từng hợp phần của kế hoạch hoạt động; Phối hợp các yếu tố đầu vào của các đối tác phát triển quốc tế; Thường xuyên đánh giá thực hiện kế hoạch hành động; Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động hỗ trợ sự phát triển và thực hiện các biện pháp REDD tại Việt Nam đầy đủ, và phù hợp với kế hoạch hành động. Vì mạng lưới REDD+ làm việc theo các chủ đề, vì vậy các tiểu nhóm kỹ thuật được thành lập để hỗ trợ các hoạt động chuyên đề của mạng lưới REDD+:

  • Tiểu nhóm kỹ thuật Quản trị REDD+
  • Tiểu nhóm kỹ thuật Đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV)
  • Tiểu nhóm kỹ thuật Cơ chế chia sẻ lợi ích REDD+
  • Tiểu nhóm kỹ thuật Triển khai REDD+ tại địa phương
  • Tiểu nhóm kỹ thuật Liên kết khối doanh nghiệp
  • Tiểu nhóm kỹ thuật Các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi thực hiện REDD+

Ở cấp quốc gia, Quyết định 5414/2015/QĐ-Ttg[3] đưa ra hướng dẫn về xây dựng Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP), bao gồm các khía cạnh liên quan đến phối hợp liên ngành:

  • Khi xây dựng PRAP phải “đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, các phòng ban và các lĩnh vực trong các tỉnh đó”.
  • Tổ công tác kỹ thuật PRAP sẽ được thành lập, bao gồm các sở, ban ngành liên quan, các cơ quan trực thuộc và các tổ chức xã hội có liên quan sẽ được tham vấn trong quá trình xây dựng PRAP.
  • Mỗi tỉnh thành lập Ban chỉ đạo PRAP hoặc bổ sung nhiệm vụ được giao cho Ban Chỉ đạo quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo sẽ phải có đại diện của các tổ chức xã hội cấp tỉnh với tỷ lệ phụ nữ tham gia.
  • Vai trò của các bộ/ngành liên quan khác nhau và các bên liên quan khác trong việc thực hiện và giám sát.

Cho đến năm 2018, cả nước có 12 tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh và các tổ công tác REDD+ để hướng dẫn thực hiện REDD+ và các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, đó là: Lào Cai, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận và Cà Mau.

[1] Chương trình REDD+ quốc gia 2017, Quyết định số 419 / QĐ-TTg ngày 5/4/2017.
[2] Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + trong giai đoạn 2017 - 2020, Chương trình REDD+ quốc gia 2017.
[3] Quyết định số 5414/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT.


Hiến pháp (2013) công nhận quyền tiếp cận công lý[1], và Luật Khiếu nại (2011)[2] cung cấp một khung pháp lý đầy đủ để công dân có thể tiếp cận công lý một cách chính thống liên quan đến các quyết định hành chính, bao gồm các quyết định liên quan đến rừng và việc tiếp cận, quản lý, sở hữu và sử dụng đất rừng. Luật Khiếu nại công nhận quyền tiếp cận các dịch vụ pháp lý qua luật sư, hoặc hỗ trợ pháp lý nếu người khiếu nại có quyền hưởng dịch vụ hỗ trợ pháp lý theo Luật Hỗ trợ pháp lý (2006)[3]. Bộ luật tố tụng dân sự (2004/2015)[4] nêu rõ các bên có quyền yêu cầu luật sư hoặc cá nhân khác bảo vệ quyền và lợi ích chính dáng của họ. Luật Đất đai (2013) cung cấp một số điều khoản cụ thể liên quan đến quyền tiếp cận công lý để tố cáo các vi phạm luật đất đai[5]. Luật về Bảo vệ môi trường (2014) cung cấp một điều khoản chung về việc xử lý các khiếu nại và tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường[6]. Thêm vào đó, Luật Hoà giải cơ sở (2013) chính thức hoá hoạt động xử lý tranh chấp và khiếu nại phổ biến ở các cấp địa phương thông qua các luật tục và công ước và/hoặc các kênh không chính thức khác.[7]

Ở địa phương, người đứng đầu các tổ chức xã hội, trưởng thôn, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, người cao tuổi trong thôn và ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện. Bộ TN&MT cũng như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các tổ chức xã hội có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tranh chấp chung. 

[1] Hiến pháp Việt Nam (2013), Điều 30.
[2] Theo Luật Khiếu nại (2011), một khiếu nại có thể được gửi trực tiếp cho người ra quyết định và quy trình kháng cáo được cung cấp ở cấp cao hơn ngay lập tức. Ngoài ra, khiếu nại có thể được đưa đến một mức độ cao hơn theo Luật Thủ tục Tòa án Hành chính (2015).
[3] Luật Trợ giúp pháp lý (2006), Điều 10. Nghị định số 07/2007 / NĐ-CP và Nghị định số 14/2013 / NĐ-CP của Chính phủ quy định thêm người được trợ giúp pháp lý.
[4] Bộ luật tố tụng dân sự (2004), Điều 9.
[5] Luật đất đai (2013), Điều 166 & 203. Các thủ tục cụ thể giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 89 đến Điều 91 Nghị định số 43/2014 / NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm tranh chấp đất đai mà các bên không có đất sử dụng chứng chỉ quyền. Trong trường hợp này, các bằng chứng về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất cần được trình bày bởi các bên tranh chấp. Các thủ tục cụ thể điều chỉnh các tranh chấp liên quan đến bồi thường thu hồi đất của Nhà nước được quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 06/2014 / TTLT-BTP-TTCP-BQP.
[6] Luật Bảo vệ môi trường (2014), Điều 128.
[7] Luật Hòa giải cơ sở (2013). Xem thêm Nghị định số 15/2014 / NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải cơ sở và Nghị quyết số 01/2014 / NQLT / CP-UBTUMTTQVN của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Nam về Hướng dẫn và phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở hướng dẫn có liên quan.


Việc thực hiện REDD+ có thể gây ra những tác động đáng kể đến những xung đột về tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn tài nguyên khác[1]. Các cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại trong quá trình thực hiện REDD+, được gọi chung là Cơ chế phản hồi giải quyết mâu thuẫn khiếu nại (Grievance Redress Mechanisms - GRM) là cần thiết để xem xét và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun, đặc biệt đối với các nguyên tắc đảm bảo an toàn (b), (c), và (d). Thông tin về việc áp dụng cơ chế này cung cấp một nguồn thông tin quan trọng cho SIS. Cơ chế GRM quốc gia cũng là một trong các tiêu chí mong muốn để tiếp cận các khoản chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD+ từ các kênh tài chính chính REDD+, bao gồm Quỹ các-bon của FCPF[2] và chương trình thí điểm của Quỹ khí hậu xanh - GCF.[3]

Việc thiết lập GRM cho REDD+ được đưa vào Chương trình quốc gia về REDD+ của Việt Nam[4], đến năm 2020 nhằm hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để quản lý, giải quyết, xử lý và giám sát các khiếu nại liên quan đến REDD+. Quyết định số 5399/2015/QĐ-BNN-TCLN[5] về việc ban hành quy chế thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+ trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II cũng bao gồm hướng dẫn về GRM, thí điểm chia sẻ lợi ích được gắn kết với quá trình tham vấn với các bên liên quan, giám sát, đánh giá và giải quyết khiếu nại. Điều 20 của Quyết định này đưa ra quy trình thí điểm giải quyết mâu thuẫn, khiếu nại ở cấp thôn, xã và cấp tỉnh.

Nghiên cứu về những mâu thuẫn tiềm ẩn và các cơ chế GRM hiện nay của Việt Nam có thể được áp dụng cho REDD+ như thế nào đã được thực hiện năm 2016. Nghiên cứu này xác định những loại tranh chấp, mâu thuẫn, và khiếu nại chủ yếu liên quan đến REDD+ tại Việt Nam, bao gồm: các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất rừng; các mâu thuẫn liên quan đến hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng; các mâu thuẫn liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng; các mâu thuẫn về  khai thác và quản lý rừng; và các mâu thuẫn liên quan đến hệ thống chia sẻ lợi ích.

Các cơ chế GRM hiện tại liên quan đến việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam đã được xác định dựa trên các luật và quy định như đã nêu trong B2.6.1[6]. Các cơ chế GRM cụ thể sau đây đã được xác định:

  • Hòa giải cơ sở
  • Hòa giải tại UBND xã
  • Giải quyết khiếu nại
  • Trọng tài thương mại
  • Giải quyết tranh chấp tại tòa án

Việc thực hiện các cơ chế GRM này đã được đánh giá theo bảy nguyên tắc quốc tế về hiệu quả của cơ chế GRM cho REDD+[1]. Đánh giá này đã xác định tầm quan trọng của hòa giải cơ sở theo khung quy định trong Luật Hòa giải cơ sở (2013), bao gồm các vai trò sau:

  • Nhóm hòa giải cơ sở ở cấp thôn là đầu mối tiếp nhận, xử lý và đưa ra giải đáp đầu tiên đối với những thắc mắc khiếu nại của người dân địa phương, dẫn đến hòa giải và thỏa thuận về giải quyết thắc mắc khiếu nại ở cấp độ này nếu có thể, và chuyển các khiếu nại thắc mắc này lên UBND xã nếu nhóm hòa giải cấp thôn không thể giải quyết được.
  • Nhóm hòa giải ở cấp xã là đầu mối để tiếp nhận, xử lý và giải quyết các thắc mắc khiếu nại ở cấp xã, và những trường hợp không thể giải quyết ở cấp thôn, tham mưu cho UBND xã giải quyết các khiếu nại thắc mắc, và tư vấn cho các thành viên cộng đồng địa phương về việc chuyển các khiếu nại thắc mắc của họ sang các cách thức giải quyết khác khi không thể giải quyết bằng hòa giải ở cấp thôn, xã.
  • Ban trợ giúp pháp lý cấp huyện cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho người khiếu nại về các cơ chế và quy trình để tìm kiếm giải pháp khắc phục. Tư vấn pháp lý được cung cấp miễn phí cho người khiếu nại là các hộ nghèo.

Cơ chế này xác định các bước có thể được áp dụng cho việc giải quyết khiếu nại thông qua hòa giải ở cấp thôn, xã, và chuyển tiếp sang các cơ chế khác trong trường hợp có khiếu nại mà không thể giải quyết bằng hòa giải. Cơ chế GRM này hiện đang được áp dụng thí điểm tại 6 tỉnh thuộc Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, và các khu vực có tiềm năng trong tương lai cũng được xác định.

 

[1] Hướng dẫn chung của hương trình FCPF / UN-REDD cho các quốc gia REDD+, tháng 6 năm 2015.
[2] Khung phương pháp luận Quỹ Carbon FCPF, ngày 22 tháng 6 năm 2016
[3] Quyết định của GCF B.18 / 07, ngày 2 tháng 11 năm 2017: Phụ lục X1 Dự thảo điều khoản tham chiếu cho chương trình thí điểm cho các khoản thanh toán dựa trên kết quả REDD +
[4] Phụ lục: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD + trong giai đoạn 2017 - 2020, NRP 2017.
[5] Quyết định số 5399/2015 / QĐ-BNN-TCLN của Bộ NN & PTNT
[6] Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chính sách (DEPOCEN) (2016) Xây dựng Cơ chế phản hồi, giải quyết mâu thuẫn, khiếu nại (GRM) áp dụng cho REDD+ ở Việt Nam (báo cáo do Chương trình UN-REDD tài trợ)