Safeguard B Detail

Nội dung với Safeguard B B1.2 times .


Theo luật pháp của Việt Nam, trách nhiệm giải trình được hiểu là “việc cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước về việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao” [1]. Hay nói rộng hơn, trách nhiệm giải trình gắn liền với sự minh bạch của các hoạt động của các cơ quan công quyền, tổ chức, đơn vị với mục đích đảm bảo một cách tiếp cận dân chủ để quản lý Nhà nước, công nhận vai trò giám sát của toàn xã hội.[2]  Đối với ngành lâm nghiệp, Việt Nam đã thành lập các thể chế cụ thể có khả năng thúc đẩy minh bạch trong các hoạt động của ngành, bao gồm giám sát và theo dõi các nguồn tài chính. Hơn nữa, ngân sách ngành lâm nghiệp phải được trình và xem xét bởi Quốc hội và Chính phủ, và thông tin về ngân sách của các cơ quan lâm nghiệp phải được công bố công khai. Trách nhiệm giải trình cũng liên quan đến việc thông qua và thực hiện các chính sách, luật và quy định để giải quyết tham nhũng và trường hợp sử dụng sai ngân sách.

Luật Phòng chống tham nhũng (2005) và Luật Số 27/2012/QH13 sửa đổi và bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng định nghĩa tham nhũng và các hành vi tham nhũng, bắt buộc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử cho công chức nhà nước và yêu cầu các công chức ở một cấp độ nhất định phải kê khai tài sản, và ghi rõ rằng tất cả các công chức đều được yêu cầu báo cáo các hành vi tham nhũng nếu chứng kiến[3]. Thêm vào đó, việc thu mua tài sản và dịch vụ công cần minh bạch và trình tự và thủ tục giao chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công khai[4]. Việc lấy ý kiến của công chúng đối với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách và các quyết định về quy hoạch sử dụng đất cũng được quy định trong luật[5]. Trong trường hợp các cơ quan nhà nước có quyền hạn xem xét và phê duyệt các dự án và ngân sách nhà nước, các cơ quan này có trách nhiệm giải trình và kiểm toán ngân sách[6]. Nếu các yêu cầu này không được thực hiện, người dân có thể thực hiện khiếu nại với lãnh đạo các cơ quan hoặc thực hiện tố cáo[7] [8]. Các cơ quan Chính phủ cũng được yêu cầu báo cáo thường niên về các hoạt động phòng chống tham nhũng được thực hiện trong phạm vi quyền hạn tương ứng[9].

Ban chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương có trách nhiệm quốc gia về hướng dẫn, điều phối, thanh tra và thúc đẩy công tác chống tham nhũng.  Quốc hội và Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội giám sát công tác chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Ban thanh tra nhân dân ở các cấp giám sát công tác chống tham nhũng ở địa phương của mình. Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ, thanh tra Tỉnh, thanh tra Huyện: chỉ đạo công tác thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về chống tham nhũng. Khi phát hiện những dấu hiệu của hành vi tham nhũng, các cơ quan này đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức hoạt động kiểm toán để phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng trong hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. VKSNDTC có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo hoạt động truy tố các tội phạm tham nhũng, kiểm soát các hoạt động điều tra, truy tố và thi hành án các bản án xét xử tội phạm tham nhũng. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết các tố cáo trong phạm vi địa phương mình.

 

1] Nghị định của Chính phủ số 90/2013 / NĐ-CP, Điều 3 (1).
[2] Nguyễn Tuấn Khánh 'Nâng cao cơ sở pháp lý cho trách nhiệm', http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201309/hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-trach-nhiem-giai-trinh-292197, ngày 18 tháng 11 năm 2013
[3] Luật chống tham nhũng (2005), các điều 1, 3, 36, 38 và 45.
[4] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 13 và 21.
[5] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 15 và 21.
[6] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 20 và 28.
[7] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 72.
[8] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 84.
[9] Luật chống tham nhũng (2005), Điều 33.

 


Một số rủi ro liên quan đến trách nhiệm giải trình và tham nhũng đã được xác định thông qua các quy trình lập kế hoạch REDD + ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Đánh giá năm 2017 về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cuả các giải pháp trong Chương trình quốc gia về REDD+[1] đã xác định các rủi ro trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào “nhóm lợi ích” trong quy trình và/hoặc lợi ích từ REDD +. Ví dụ về một số rủi ro:

  • Thiếu minh bạch và các quy trình tham vấn đánh giá tác động môi trường/đánh giá môi trường chiến lược không được thực thi đầy đủ;
  • Các cơ chế tài chính (như vườn ươm doanh nghiệp) có thể phục vụ tốt hơn lợi ích của khu vực tư nhân với chi phí của các hộ gia đình bỏ ra ở mức độ thấp; và
  • Lợi ích nhóm trong các lợi ích và mô hình kinh doanh đối với rừng tự nhiên.

Ở cấp quốc gia, những giải pháp được đề xuất để giải quyết những rủi ro liên quan đến trách nhiệm giải trình/kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là lợi ích nhóm, bao gồm:

  • Cần hướng dẫn rõ ràng đảm bảo các quy trình tham vấn có sự tham gia và minh bạch, bao gồm (i) lựa chọn đại diện, (ii) bao gồm các nhóm bị ảnh hưởng, bao gồm các vấn đề về giới, (iii) không giới hạn việc tiếp cận đối với các bên liên quan, (iv) thông tin được chia sẻ và thảo luận, (v) số lượng và tần suất tham vấn, v.v. Hướng dẫn cũng cần có mẫu báo cáo sẽ được chia sẻ cho công chúng thông qua hệ thống thông tin để đảm bảo các bên có đầy đủ thông tin được ghi nhận và xem xét trong quá trình tham vấn
  • Xây dựng chính sách, nguyên tắc, thủ tục và hướng dẫn vận hành tiêu chuẩn cho các cơ chế tài chính nhằm tăng cường các lợi ích và giảm thiểu rủi ro xã hội. Đảm bảo có các biện pháp đảm bảo an toàn để bảo vệ các cộng đồng và những hộ sản xuất nhỏ trong chuỗi sản xuất hàng hóa
  • Xác định và thực hiện quy trình giao đất rừng một cách phù hợp để giải quyết những rủi ro về mất công bằng, và tăng cường những tác động tích cực về mặt xã hội từ việc giao đất giao rừng.
  • Tăng cường năng lực cho các cơ quan hỗ trợ thực thi, ví dụ các Ban quản lý rừng, các đơn vị khuyến nông v.v. về các quy trình và nguyên tắc đảm bảo an toàn

Ngoài ra, cơ chế giải quyết mâu thuẫn khiêu nại đối với các hoạt động REDD+ tại Việt Nam có thể giải quyết được những rủi ro về trách nhiệm giải trình, tham nhũng và nhóm lợi ích (xem Nguyên tắc ĐBAT B2). Quy trình hiện có đảm bảo sự minh bạch và chia sẻ lợi ích công bằng được nêu trong  Nguyên tắc ĐBAT B2.[GU1]

Ở cấp địa phương, phân tích những rủi ro và lợi ích về môi trường và xã hội cũng là một yêu cầu bắt buộc khi xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh)[2]. Bên cạnh các lợi ích – rủi ro và môi trường đề cập ở trên, hướng dẫn quốc gia về xây dựng PRAP cũng đưa ra định hướng về đánh giá rủi ro và lợi ích xã hội và môi trường của các hoạt động REDD+ được đề xuất trong các kế hoạch này.  Các đánh giá rủi ro và lợi ích môi trường và xã hội của các giải pháp và chính sách REDD+, đặc biệt cấp tỉnh, đã được tiến hành thông qua Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược trong quá trình xây dựng Chương trình Giảm phát thải ở các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam do FCPF tài trợ, và  thông qua đánh giá về Các vấn đề xã hội và môi trường cần lưu ý đối với Dự án Quản lý rừng bền vững khu vực Tây bắc (SUSFORM-NOW) do Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) trong Chương trình giảm phát thải cũng đã xác định những rủi ro liên quan đến nhóm lợi ích (vd những lợi ích và khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên từ rừng) [3]

 

[1] Chương trình quốc gia về REDD+ 2017, Quyết định số 419/QD-TTg ngày 5/4/2017

[2] Chương 3, QĐ 5414/2015/QD-BNN-TCLN.

[3] Chương trình giảm phát thải (ER-PD). Ngày đệ trình: 05/01/2018